20 đề thi học sinh giỏi môn địa lí lớp 9 có đáp án

 Diali.dvtuan.com xin chia sẻ đến thầy cô và các em học sinh Bộ 20 đề thi học sinh giỏi môn địa lí lớp 9.

Thi đề có đáp án chi tiết, đầy đủ, được tổng hợp từ nhiều trường trên cả nước, các đề thi cấp huyện, cấp tỉnh.

Hi vọng rằng đây là tài liệu bổ ích giúp thầy cô và các em học sinh ôn luyện chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi sắp tới.


ĐỀ 1

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)



Câu 1: 3,0 điểm

1.Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Chứng minh rằng đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.

2. Dựa vào atlat Địa lí Việt Nam trang 13 cho biết những đặc điểm nổi bật về địa hình của vùng núi Đông Bắc.

Câu 2: 4,0 điểm

  1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, xác định vùng có mức độ tập trung dân cư đông nhất nước ta và giải thích. Phân tích ảnh hưởng của dân số đông đến sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên của vùng.

  2. Cho bảng số liệu:

Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi, giai đoạn 1989-2009 (Đơn vị: %)

Nhóm tuổi

1989

1999

2009

0-14 tuổi

38,9

33,6

25,0

15-59 tuổi

53,2

58,3

66,0

60 tuổi trở lên

7,9

8,1

9,0

          Nhận xét cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta.

Câu 3: 5,0 điểm     

Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta 

giai đoạn 2005 - 2012 (Đơn vị: nghìn tỉ đồng).

Ngành công nghiệp

2005

2007

2010

2012

Công nghiệp khai thác

110,9

141,5

250,5

384,8

Công nghiêp chế biến

818,5

  1251,0

  2563,0

  3922,5

Công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước

  59,1

  78,3

150,0

199,4

1. Tính cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2012.

2. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2012.

3. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2012.

Câu 4: 3,0 điểm

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

  1. Nhận xét tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản giai đoạn 2000 – 2007.

  2. Tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta?

Câu 4: 5,0 điểm

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

  1. Phân tích điều kiện phát triển ngành kinh tế biển của Bắc Trung Bộ. 

2.Kể tên các huyện giáp biển của tỉnh Nam Định? Cho biết tiềm năng và hiện trạng phát triển các ngành kinh tế biển của các huyện này.

ĐÁP ÁN



Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1 (4,5)











































1

- Đặc điểm chung địa hình VN

+ Đồi núi là bộ phận quan trọng và chủ yếu là đồi núi thấp (dc)

+ Cấu trúc địa hình phức tạp: Núi già được tân kiến tạo làm trẻ lại, có tính phân bậc; Hướng nghiêng chủ yếu là TB-ĐN, cấu trúc địa hình gồm hai hướng chính là TB-ĐN (dc) và hướng vòng cung (dc)

+ Địa hình của miền nhiệt đới ẩm gió mùa với biểu hiện xâm thực mạnh ở vùng đồi núi và bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng hạ lưu sông (dc)

+ Địa hình chịu tác động của con người (phân tích tác động tích cực, tiêu cực....)

- Đồi núi là bộ phận quan trọng trong cấu trúc địa hình

Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, làm đồng bằng thu hẹp chỉ còn 1/4/ diện tích cả nước, ngay cả trong vùng đồng bằng cũng xuất hiện núi (ĐBSH còn nhiều đồi núi còn sót lại...., đồng bằng duyên hải thì có núi kề bên, ĐBSCL có núi xuất hiện ở Hà Tiên –Kiên Giang)


*. Đặc điểm nổi bật về địa hình của vùng núi Đông Bắc.

- Phạm vi: Nằm tả ngạn sông Hồng;

- Đặc điểm hình thái chung: vùng núi thập với độ cao trung bình từ 500m-1000m so với mực nước biển; Hướng nghiêng chung là TB-ĐN; hướng núi chủ đạo là hướng vòng cung .

- Các bộ phận địa hình gồm:

+ Vùng  núi và cao nguyên cao giáp biên giới Việt Trung (Sơn nguyên Hà Giang, Đồng Văn... cao trên 1000m, có các đỉnh núi cao trên 2000m –d/c....)

+ Trung tâm là vùng đồi núi thấp với độ cao TB 500-600m so với  mực nước biển, nổi bật với các cánh cung như......

+ Giáp ĐBSH là vùng trung du chuyển tueyens với các quả đồi, dãy đồi bát úp với độ cao 100-200m so với mực nước biển....

+ Xem kẽ các dãy núi là các sông cùng hướng như.....





2











  1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, xác định vùng có mức độ tập trung dân cư đông nhất nước ta và giải thích. Phân tích ảnh hưởng của dân số đông đến sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên của vùng.



- Vùng có mức độ dân cư tập trung cao: ĐBSH (nêu d/c: mật độ dân số Tb phổ biến ở mức cao......, so với mật độ ds tb cả nước gấp >5 lần, so với mật độ TB của Tây Nguyên....

- Nguyên nhân: Do ĐBSH hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú

+ Kinh tế phát triển (nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất nông nghiệp lâu đời, thâm canh lúa nước cần nhiều lao động......).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời...

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Địa hình...., khí hậu..., đất đai....

- Ảnh hưởng của danh số đến phát triển kinh tế - xã hội

+ Làm chậm sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của vùng...

+ Gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm trong vùng và phát triển các điều kiện phúc lợi xã hội...

+ Tác động mạnh mẽ lên các tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất (dc....), gây ô nhiễm môi trường....


          Nhận xét cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta


Trong giai đoạn 1989-2009, cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi nước ta có sự thay đổi:

- Tỉ lệ dân số thuộc nhóm tuổi 0-14 tuổi có xu hướng giảm...

- tỉ lệ dân số thuộc nhóm tuổi 15-60 tuổi tăng mạnh......

- Tỉ lệ dân .....

-> KL: Cơ cấu dân số nước ta đnag có xu hướng chuyển dịch từ kết cấu dân số trẻ sang kết cấu dân số già và hiện nước ta đnag có cơ cấu dân số vàng (tỉ lệ người phụ thuộc giảm...., tỉ lệ nguồn lao động cao...)


3

(4,0)




























1

Tính cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2012.

0,5

Bảng: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2012 (Đơn vị: %)

Ngành công nghiệp

2005

2007

2010

2012

Công nghiệp khai thác

11,2

9,6

8,5

8,4

Công nghiệp chế biến

82,8

85,3

86,5

87

Công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước

6,0

5,1

5,0

4,5



2

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2012.

1,5

Yêu cầu: - Dạng biểu đồ: miền (biểu đồ khác không cho điểm)

                - Chia khoảng cách năm chính xác, có tên biểu đồ, có chú giải, chia tỉ lệ hợp lí…

(Nếu thiếu 1-2 yêu cầu trừ 0,25đ)


3









Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2012.

2,0

* Nhận xét:

- Cơ cấu giá trị SX phân theo nhóm ngành của nước ta có sự chuyển dịch tích cực:

+ Tỉ trọng giá trị ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm (SL)

+ Tỉ trọng giá trị nhóm ngành công nghiệp chế biến có xu hướng tăng (SL)

+ Tỉ trọng giá trị nhóm ngành công nghiệp SX phân phối điện, khí đốt và nước có xu hướng giảm.

- Nhóm ngành công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng cao nhất (SL)


0,25

0,25

0,25

0,25


0,25

* Giải thích:

- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

- Nhóm ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng tăng vì đây là nhóm ngành có cơ cấu ngành đa dạng, là ngành công nghiệp chủ chốt, có nhiều điều kiện thuận lợi (nguyên liệu, chính sách…)


0,5



0,25

Câu 4


  1. Nhận xét tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản giai đoạn 2000 – 2007.

*. Tình hình phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2000-2007

- Tổng sản lượng thủy sản cũng như sản lượng thủy sản khia thác và nuôi trồng đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau:

+ Tổng slts tăng.....?lần

+ SLKHTS tăng.....? lần

+ SLNT TS tăng.....? lần

-> So sánh tốc độ phát triển của KTTS và NTTS

- So sánh về quy mô SLKT và SLNTTS

- NX về cơ cấu

-> Kết luận ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh.

*. Tình hình phân bố

- Không đều trên lãnh thổ có sự khác nhau giữa các vùng

- Phát triển mạnh nhất vùng ĐBSL: phát triển cả ngành đánh bắt và nuôi trồng (dẫn chứng: nền màu bản đồ, biểu đồ trên bản đồ....)

- Vùng DHNTB phát triển khá mạnh, chủ yếu là đnahs bắt thủy sản (d/c)

- Vùng BTB và ĐBSH phát triển vừa

- Kém phát triển nhất là vùng TN và TDMNBB ( phân tích)

Có thể trình bày sự phân bố theo ngành đánh bắt và nuôi trồng



Tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta?

- HN và Tp. HCM là hai TTDV đa dạng nhất (d/c theo sách GK: có đầy đủ các ngành dịch vụ....)

- Nguyên nhân:

+ Đây là hai trung tâm kinh tế phát triển mạnh nhất, đặc biệt là hai TTCN lớn nhất cả nước, cơ cấu ngành cN đa dạng-> thúc đẩy ngành dịch vụ sản xuất phát triển....

+ Đây là hai Tp có quy mô dân số đông nhất nước ta, chất lượng cuộc sống cao (dc trong atlat về quy mô dân số và GDP/người....)-> kích thích các hoạt động dịch vụ tiêu dùng phát triển.

+ La fhai trung tâm hành chính văn hóa phát triển hàng đầu cả nước...-> hoạt động dịch vụ công phát triển


Câu 5: 


  1. Phân tích điều kiện phát triển ngành kinh tế biển của Bắc Trung Bộ.

* Thuận lợi về điều kiện tự nhiên

- Vùng có 6 tỉnh giáp biển..... với vùng biển rộng, nhiều bãi tooam, bãi cá, nhiều cửa sông, bãi triều, đầm phá... thuận lợi đánh bắt và nuôi trồng thủy sản...

- Đường bờ biển của vùng dài khoảng 670km với nhiều bãi tắm đẹp, phong cảnh đẹp (dc từ atlta).... tạo điều kiện phát triển du lịch biển như.....

- Đường bờ biển bị chia cắt khá với nhiều cửa sông, vũng vịnh nước sâu (kể tên) tạo điều kiện xây ựng các cảng biển...

- Điề kiện KT-XH.....

* Khó khăn 

- Tự nhiên: vùng có nhiều thiên tai...

- KT-XH.........




2. Kể tên các huyện giáp biển của tỉnh Nam Định? Cho biết tiềm năng và hiện trạng phát triển các ngành kinh tế biển của các huyện này. 

- CÁc huyện giáp biển: Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy.

- Tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế biển:

+ Nuôi trồng thủy sản: vùng biển nông, rộng, nhiều bãi triều, cửa sông-> thuận lợi nuôi trồng thủy sản .....

Ngành nuôi trồng đã phát triển nhiều nơi như nuôi tôm, ngao, cá...

+ Du lịch: Thịnh long, Quất Lâm

+ GTVT: chưa phát triển mạnh vì cửa sông nông, phù sa nhiều

+ NGhề làm muối (giao thủy). nghề làm mắm (hải hậu)


...


Link Google Drive tải file đầy đủ 20 đề, miễn phí

Mới hơn Cũ hơn

QC

QC