Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Địa lý lần 2 trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa file word

 Diali.dvtuan.com  tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô và các em học sinh Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Địa lý lần 2 trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa file word

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Đà Lạt có lượng mưa trung bình năm lớn hơn Nha Trang là chủ yếu là do

   A. nằm ở vĩ độ thấp hơn.                                         B. ít chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn.

   C. có địa hình cao chắn gió.                                    D. lượng bốc hơi ít hơn.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết mũi Dinh thuộc tỉnh nào sau đây?

   A. Khánh Hòa.                B. Phú Yên.                     C. Ninh Thuận.               D. Bình Thuận.

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết khí đốt làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện Cà Mau được lấy ở mỏ nào sau đây?

   A. Rồng.                           B. Cái Nước.                    C. Bạch Hổ.                     D. Rạng Đông.

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là loại đất nào sau đây?

   A. Đất xám trên phù sa cổ.                                      B. Đất phèn.

   C. Đất mặn.                                                               D. Đất phù sa sông.

Câu 5: Hoạt động viễn thông nước ta hiện nay có đặc điểm

   A. tăng nhanh số lượng bưu cục.

   B. mạng lưới viễn thông quốc tế chưa phát triển.

   C. tự động hóa cao, đa dạng dịch vụ.

   D. mạng lưới phân bố chưa hợp lí.

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết tỉnh nào sau đây có cán cân xuất nhập khẩu lớn nhất?

   A. Nghệ An.                    B. Đăk Lăk.                     C. Long An.                    D. Tây Ninh.

Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế số ngày ra khơi của hoạt động khai thác thủy sản nước ta là

   A. tàu thuyền, phương tiện đánh bắt chưa hiện đại.

   B. hoạt động của bão và gió mùa Đông Bắc.

   C. dịch vụ thủy sản và chế biến thủy sản chưa phát triển.

   D. nguồn lợi thủy sản suy giảm, môi trường suy thoái.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp Quy Nhơn có ngành nào sau đây?

   A. Luyện kim màu.                                                  B. Điện tử.

   C. Chế biến nông sản.                                             D. Luyện kim đen.

Câu 9: Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đồng bằng sông Hồng là

   A. đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, nâng cao chất lượng lao động.

   B. đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất, thu hút dân cư.

   C. tạo cơ sở hình thành đô thị, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

   D. khai thác hiệu quả thế mạnh về tự nhiên và con người của vùng.

 

Câu 10: Cho biểu đồ về cây hàng năm và cây lâu năm của nước ta giai đoạn 2015-2020


Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

   A. Giá trị sản xuất cây hàng năm và cây lâu năm của nước ta.

   B. Diện tích cây hàng năm và cây lâu năm của nước ta.

   C. Cơ cấu diện tích cây hàng năm và cây lâu năm của nước ta.

   D. Tốc độ tăng trưởng diện tích cây hàng năm và cây lâu năm của nước ta.

Câu 11: Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA NƯỚC TA

GIAI ĐOẠN 2015-2020

(Đơn vị: Triệu đô la Mỹ)

Năm

2015

2017

2018

2020

Dầu thô

3823,8

2885,6

2196,8

2031,4

Than đá

185,1

287,1

321,5

168,8

Hàng điện tử, máy tính và linh kiện

15607,6

26281,9

29562,0

35925,6

Điện thoại các loại và linh kiện

30239,6

45609,9

49531,3

51378,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về giá trị một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta giai đoạn 2015-2020?

   A. Giá trị xuất khẩu hàng điện thoại các loại và linh kiện tăng nhanh nhất.

   B. Giá trị xuất khẩu của dầu thô và than đá liên tục giảm.

   C. Giá trị xuất khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện tăng nhiều nhất.

   D. Giá trị xuất khẩu hàng điện thoại các loại và linh kiện luôn cao nhất.

Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu của sự khác nhau trong các sản phẩm chuyên môn hóa nông nghiệp của Trung và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là do

   A. điều kiện sinh thái nông nghiệp.                       B. trình độ thâm canh.

   C. điều kiện kinh tế -xã hội.                                   D. tập quán canh tác.

Câu 13: Ý nghĩa chủ yếu của việc khai thác thế mạnh cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

   A. giải quyết vấn đề việc làm, tăng độ che phủ rừng.

   B. đa dạng hóa sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

   C. thúc đẩy công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản.

   D. phát triển nông nghiệp hàng hóa, phát huy lợi thế tự nhiên.

Câu 14: Các ngành công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ phát triển chủ yếu dựa vào các nhân tố

   A. lao động chuyên môn cao, giao thông thuận lợi, năng lượng phong phú.

   B. vị trí địa lí thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển, chính sách đổi mới.

   C. khoáng sản, nguyên liệu của nông, lâm, thủy sản, lao động dồi dào.

   D. thị trường rộng lớn, vốn đầu tư lớn, khoa học công nghệ hiện đại.

Câu 15: Nhân tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng loại hình du lịch ở nước ta hiện nay?

   A. Tài nguyên du lịch và nhu cầu của du khách trong, ngoài nước.

   B. Nhu cầu của du khách trong, ngoài nước và điều kiện phục vụ.

   C. Lao động làm du lịch và cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng.

   D. Định hướng ưu tiên phát triển du lịch và các nguồn vốn đầu tư.

Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết các cánh cung núi sau đây ở vùng núi Đông Bắc sắp xếp từ tây sang đông lần lượt là

   A. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

   B. Sông Gâm, Đông Triều, Ngân Sơn, Bắc Sơn.

   C. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, sông Gâm.

   D. Đông Triều, sông Gâm, Bắc Sơn, Ngân Sơn.

Câu 17: Cho biểu đồ:

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA CAM-PU-CHIA VÀ THÁI LAN

NĂM 2019 (%)

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

 

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của

Cam-pu-chia và Thái Lan năm 2019?

   A. Công nghiệp-xây dựng và dịch vụ của Thái Lan chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.

   B. Công nghiệp-xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của cả hai nước.

   C. Tỉ trọng công nghiệp-xây dựng của Cam-pu-chia lớn hơn nhiều so với nông-lâm-ngư nghiệp.

   D. Tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp của Cam-pu-chia thấp hơn nhiều so với Thái Lan.


Câu 18: Công nghiệp chế biến sữa và sản phẩm từ sữa phát triển mạnh ở các đô thị lớn chủ yếu là do có

   A. thị trường tiêu thụ rộng lớn.                              B. giao thông vận tải phát triển.

   C. cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.                                  D. lao động có kĩ thuật cao.

Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế có tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là

   A. Cần Thơ.                     B. An Giang.                   C. Cà Mau.                      D. Tiền Giang.

Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu để Tây Nguyên trở thành vùng nhập cư lớn của nước ta là do

   A. phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.

   B. có các điểm và trung tâm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng.

   C. công nghiệp chế biến lâm sản và dịch vụ phát triển.

   D. giao thông đường bộ thuận lợi kết nối với các vùng lân cận.

Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 2 nối Hà Nội với địa điểm nào sau đây?

   A. Cao Bằng.                   B. Hạ Long.                     C. Hà Giang.                   D. Lạng Sơn.

Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích cây công nghiệp lâu năm nhỏ hơn diện tích cây công nghiệp hàng năm?

   A. Lâm Đồng.                 B. Đắk Lắk.                     C. Đắk Nông.                  D. Nghệ An.

Câu 23: Hoạt động ngoại thương nước ta có những chuyển biến tích cực thể hiện ở

   A. thị trường xuất, nhập khẩu được mở rộng và đa dạng hóa.

   B. cả nước hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa đa dạng.

   C. tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng nhanh.

   D. giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn giá trị xuất khẩu.

Câu 24: Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn xuất hiện ở độ cao 600 - 700m đến 1600 – 1700m là do

   A. nhiệt độ quanh năm dưới 150C, quá trình hình thành đất yếu đi.

   B. điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh.

   C. trên núi cao, độ dốc lớn tăng quá trình xói mòn, cường độ phong hóa yếu.

   D. khí hậu mát mẻ và độ ẩm tăng lên, quá trình rửa trôi giảm sút.

Câu 25: Gió mùa mùa hạ ở nước ta có đặc điểm nào sau đây?

   A. Thời tiết lạnh, ít mưa.                                         B. Thổi theo hướng tây nam.

   C. Tạo nên mùa khô ở Nam Bộ.                             D. Xuất phát từ áp cao Xibia.

Câu 26: Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm

   A. có nhiều khối núi đá vôi đồ sộ.

   B. gồm nhiều dãy núi chạy song song.

   C. có các cao nguyên ba dan xếp tầng.

   D. sườn đông thoải, sườn tây dốc.

Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết các loài động vật chủ yếu của phân khu địa lí động vật Nam Bộ là loại nào sau đây?

   A. Lợn rừng, mang lớn, sơn dương.                      B. Rùa, đồi mồi, cá thu, rái cá.

   C. Sao la, voi, gà lôi.                                               D. Vượn, voọc, khỉ.

Câu 28: Tính chất nhiệt đới của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ rõ rệt hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chủ yếu là do

   A. vị trí gần chí tuyến và xa biển hơn.

   B. địa hình núi thấp chủ yếu bảo toàn tính nhiệt đới.

   C. chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam.

   D. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút.

Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết Đèo Ngang thuộc dãy núi nào sau đây?

   A. Hoành Sơn.                 B. Pu Đen Đinh.             C. Con Voi.                     D. Bạch Mã.

Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết tỉnh nào sau đây vừa giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng vừa giáp với vùng Bắc Trung Bộ?

   A. Bắc Giang.                  B. Thái Nguyên.             C. Phú Thọ.                     D. Hòa Bình.

Câu 31: Việc phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên phạm vi cả nước nhằm mục đích chủ yếu là

   A. sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động.

   B. làm tăng tỉ lệ dân thành thị, giảm tỉ lệ dân nông thôn.

   C. thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

   D. nâng cao chất lượng và năng suất lao động xã hội.

Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô nhỏ?

   A. Thái Nguyên.             B. Sơn La.                        C. Thanh Hóa.                D. Hạ Long

Câu 33: Các nhà máy nhiệt điện của nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

   A. Nơi dân cư tập trung đông.                                B. Gần các vùng nhiên liệu.

   C. Gần các cảng biển, sân bay.                              D. Gần các khu công nghiệp.

Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết đỉnh núi nào cao nhất trong các đỉnh núi sau đây?

   A. Tây Côn Lĩnh.            B. Phu Hoạt.                    C. Phu Luông.                 D. Pu Xai Lai Leng.

Câu 35: Vấn đề có ý nghĩa cấp bách đối với nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

   A. đầu tư tàu thuyền, phương tiện đánh bắt hiện đại.

   B. phát triển chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú.

   C. đánh bắt xa bờ kết hợp bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

   D. khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Câu 36: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của nước ta thay đổi chủ yếu do

   A. toàn cầu hóa, kinh tế chuyển sang thị trường.

   B. đô thị hóa, đẩy mạnh việc hội nhập toàn cầu.

   C. công nghiệp hóa, đa dạng hoạt động dịch vụ.

   D. mở rộng sản xuất, thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 37: Cho bảng số liệu:

GDP CỦA MA-LAI-XI-A VÀ XIN-GA-PO GIAI ĐOẠN 2010 – 2019

(Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)

Năm

2010

2013

2016

2019

Ma-lai-xi-a

255

323

297

364

Sin-ga-po

236

303

297

372

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Theo bảng số liệu, để thể hiện GDP của Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po giai đoạn 2010 - 2019, dạng biểu nào sau đây là thích hợp nhất?

   A. Đường.                        B. Tròn.                            C. Cột.                             D. Kết hợp.

Câu 38: Phát biểu nào sau đây đúng với công nghiệp năng lượng của Duyên hải Nam Trung Bộ?

   A. Tài nguyên nhiên liệu, năng lượng rất đa dạng và dồi dào.

   B. Cơ sở năng lượng (điện) đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp.

   C. Sử dụng điện lưới quốc gia qua đường dây 500 kv.

   D. Đã xây dựng một số nhà máy nhiệt điện quy mô trung bình.

Câu 39: Nhân tố nào sau đây có tác động mạnh nhất đến phát triển giao thông vận tải biển nước ta hiện nay?

   A. Vùng biển có diện tích rộng, thông với Thái Bình Dương.

   B. Vị trí ở gần các tuyến hàng hải quốc tế, nhiều vũng, vịnh.

   C. Sản xuất trong nước phát triển, đẩy mạnh xuất, nhập khẩu.

   D. Có nhiều tỉnh giáp biển, lượng hàng hóa vận chuyển tăng.

Câu 40: Việc xây dựng các cảng nước sâu ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?

   A. Làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.

   B. Tạo thuận lợi để đa dạng hàng hóa vận chuyển.

   C. Làm tăng khả năng thu hút các nguồn đầu tư.

   D. Giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ.

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ 2009 đến nay.


Link Google Drive tải file word đầy đủ, miễn phí


Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: Diali.dvtuan.com 

Mới hơn Cũ hơn

QC

QC