Từ khóa: Giáo án địa lí 10 cánh diều, Giáo án địa lí 10 cánh diều file word, Kế hoạch bài dạy địa lí 10 cánh diều, Địa lí 10 cánh diều.
Diali.dvtuan.com xin chia sẻ đến thầy cô Giáo án địa lí 10 cánh diều Bài 1. Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Giáo án các bài tiếp theo được cập nhật liên tục trên website.
Bài 1. MÔN ĐỊA
LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
CHO HỌC SINH
- Ghi nhớ được các đặc điểm cơ bản của môn Địa lí trong chương trình học phổ thông.
- Xác định được việc học tập môn Địa lí mang lại những vai trò, lợi ích gì đối với bản thân học sinh và trong cuộc sống.
- Xác định được nhừng ngành nghề có liên
quan đến kiến thức địa lí.
- Chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Đánh giá và điều chinh được kế hoạch học tập: hình thành cách
học riêng của bản thân: tìm kiếm, lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp.
- Ghi chép thông tin bằng các
hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng,
bổ sung khi cần thiết.
- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại
phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá các vấn đề.
- Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin và biết kiêm soát cám xúc, thái
độ khi nói trước nhiều người.
*
Sử dụng CNTT và truyền thông
Có thể sử dụng các phương tiện công nghệ để hỗ trợ tìm kiếm thông tin liên quan đến nội dung bài học
b. Năng lực địa lí
- Xác định và lí giải được
vai trò, đặc diêm của bộ môn Địa lí.
- Phân tích được ảnh hưởng của môn Địa lí đối với việc
định hướng nghề nghiệp trong tương lai của học
sinh.
- Tìm hiểu các thông tin liên quan đến các
ngành nghề được hỗ trợ định hướng từ việc học tập bộ môn địa lí trong trường học.
*
Vận dụng kiến thức,
kĩ năng đã học:
- Trình bày ý tưởng và dự định nghề nghiệp trong tương lai.
- Chăm chỉ: tích cực tìm thông tin và hứng thú với việc học.
- Trách nhiệm: hoàn thành nhiệm vụ học tập bản thân được phân công khi làm việc nhóm, làm bài tập vận dụng.
- Nhân ái: tôn trọng các đặc thù riêng cùa từng ngành nghề.
- Trung thực: có ý thức trong việc lựa chọn ngành nghề trong
tương lai.
II.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giấy khổ lớn,
bút lông, nam châm gắn bang,
phiếu học tập.
- Hình ảnh, đoạn video tư liệu.
- Phần thưởng cho trò chơi (nếu có).
- Sách giáo khoa, tập ghi chép.
III. PHƯƠNG PHÁP/KỸ
THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp vấn đáp/đàm thoại.
- Phương pháp tranh luận, phản biện (ủng hộ/phản đối).
- Phương pháp nêu vấn đề.
-
Phương pháp thảo luận.
-
Kỹ thuật mảnh ghép.
-
Kỹ thuật khăn trải bàn.
-
Kỹ thuật XYZ.
4.1. Ổn
định:
4.2. Kiểm
tra bài cũ: Không
4.3. Hoạt động học tập:
Hoạt động 1: Mở đầu (Tình huống xuất phát) - 10 phút
- Tạo hứng khới cho bài học,
phát triên năng lực tư duy, giao tiếp, thống kê và kha năng liên kết kiến thức
cua học sinh.
- Kiểm tra kiến thức nền tảng về bộ môn của học
sinh.
Học sinh thực hiện trò
chơi “Tôi là Địa lí, bạn biết gì về tôi”
- Câu trả lời của học sinh trên giấy note.
- Bản nội dung thuyết trình nhóm.
- Bước 1: - Chuyên giao nhiệm vụ: GV giới thiệu sơ lược về môn học Địa lí, sau đó
thông qua cách thực hiện trò chơi “Tôi là Địa lí, bạn biết gì về tôi”.
Cách chơi:
+ Mỗi học sinh sử dụng 1 tờ giấy note ghi nhanh câu tra lời cho câu hỏi tiêu đề của trò chơi. GV có thể yêu cầu học sinh hoặc chuẩn bị sẵn 4 màu giấy note và phát ngẫu nhiên cho hoc- sinh. Lớp sau đó sẽ tạo thành 4 nhóm theo màu (ví dụ: xanh, đỏ, hồng, trắng....).
+ HS ghi ít nhất 5 đáp án ngắn về các
vấn đề liên quan đến địa lí mà em biết và thực
hiện câu tra lời trong vòng 2 phút. Mỗi câu trả lời không dài quá 10 từ và không ngắn quá 3 từ.
+ 4 HS hoàn thành câu tra lời nhanh nhất sẽ là 4 nhóm trưởng và đi thu câu trả lời theo màu giấy note của mình khi hết thời gian: 4 học sinh nộp
câu trả lời muộn nhất sẽ lên bảng thuyết trình câu trả lời của nhóm.
+ Sau khi thu phiếu trả lời, nhóm trưởng, người thuyết trình
tìm thêm 1 bạn làm thư kí tổng hợp nhanh câu trả lời của các thành viên trong nhóm, loại bỏ các ý trùng lặp, sau đó phác thảo thành bài thuyết trình ngắn về các
nội dung còn lại.
+ Các nhóm bình chọn nhóm có các câu trả lời hay nhất và nhóm thuyết trình tốt nhất.
- Bước 2 - Thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện trò chơi theo các phần:
trả lời câu hỏi – hoàn thành phần chọn lọc và phác thảo nội dung thuyết trình.
- Bước 3 - Báo cáo, thảo luận: Bình chọn - Trao thưởng với phần quà chuẩn bị sẵn của GV
(nếu có).
- Bước 4 - Kết luận: GV tổng kết
và dẵn dắt vào bài.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30 PHÚT)
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái quát
về môn địa lí ở trường
phổ thông
(10 phút)
- Khái quát đặc điểm của môn Địa lí trong trường học.
- Tổng hợp những hiêu biết cơ bản của học sinh về bộ môn Địa lí.
Học sinh liên kết với hoạt
động Khởi động để trả lời nhanh các câu hỏi của GV.
Nội dung tra lời câu hỏi
của HS.
Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đặt câu hỏi theo dạng 5W1H đê HS suy nghĩ, tìm câu trà lời.
1. Em đã học môn Địa lí từ khi nào? (When)
2. Môn Địa lí trong nhà trường được bắt nguồn từ đâu? (Where)
3. Tại sao nói môn Địa lí có mối liên hệ
chặt chẽ với thực tiễn? (Why)
4. Em được học những gì
trong bộ môn Địa lí? (What)
5. Em hãy kê tên 1 nhà Địa lí học nôi tiếng mà em biết? (Who)
6. Môn Địa lí có liên hệ với các môn học khác như thế nào? Cho ví dụ cụ thể. (How)
-
Thực hiện nhiệm vụ: HS trả
lời nhanh câu hôi theo chi định của GV.
- Báo cáo,
thảo luận: Ở mỗi câu hỏi, GV chỉ định ít nhai 3 học sinh trả lời để tông hợp kiến thức.
+ GV nhận xét, tuyên dương các câu trả lời đúng, logic.
+ GV tổng hợp kiến thức và phản hồi thông tin.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về vai trò của môn địa lí
đối với cuộc sống
(15 phút)
- Xác định vai trò của bộ môn
Địa lí.
- Trả lời được câu hỏi vì sao
phải học Địa lí trong nhà trường.
Học sinh tra lời câu hỏi: Trong
cuộc sống thường ngày, em đã vận dụng môn địa lí ở nhùng
việc gì?
Nội dung trả lời câu hỏi của HS.
+ GV đặt câu hỏi, học sinh suy nghĩ tìm câu trả lời trong 3 phút
+ Chia sẽ kết qủa làm việc
với bạn bên cạnh trong 3 phút
+ GV gọi ngẫu nhiên 2 đến 3 HS trình bày trước lớp
-
Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân và chia sẻ trong 6 phút theo hình thức Think - Pair – Share.
+ 3 phút làm việc cá nhân
+ 3 phút chia sẻ cặp
+ 2 phút trình bày trước lớp cho mồi cá nhân.
+ HS báo cáo 2 phút trước lớp
-
Kết luận, nhận định: GV nhận
xét, tuyên dương học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ; chốt kiến thức.
Hoạt động 2.3: Môn địa lí với định
hướng nghề nghiệp (10 phút)
- Xác định những ngành nghề có liên quan đến môn Địa
lí.
- Đánh giá ảnh hưởng của việc học môn Địa lí với định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
Học sinh hoàn thành phiếu
học tập và trả lời các câu hỏi của GV theo kĩ thuật “Tia chớp”.
Cho biết nghề nghiệp dự định trong tương lai của em? |
Theo em, môn địa lí giúp ích gì cho nghề nghiệp đó? |
|
|
d.
Tổ chức thực hiện
-
Chuyên giao nhiệm vụ: Mỗi học sinh tự lập phiếu học tập
như nội dung GV yêu cầu, suy nghĩ trả lời hoàn thiện nội dung
2 câu hỏi.
-
Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian 5 phút.
-
Báo cáo, thảo luận: Hết thời gian, GV chỉ định học sinh trình bày nhanh câu trả lời của cá nhân, xoay vòng lần lượt
ít nhất 5 học sinh nêu lên suy nghĩ của mình.
+ GV nhận xét, tuyên dương quá trình làm việc của học sinh.
+ GV tổng hợp kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (4 PHÚT)
- GV tổ chức trò chơi ngắn. HS
tham gia trò chơi để củng cổ bài học.
c. Sản phẩm
- Kết quá ghép nối kiến thức cùa trò chơi.
- Bộ thẻ: (GV cắt nhỏ các ô rời ra)
Môn
Địa lí bậc THPT |
THUỘC NHÓM BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI |
Địa lí tự nhiên
gồm có |
ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU,
THỦY VĂN, ĐẤT
ĐAI, SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG |
Thương mại và du lịch |
THUỘC NGÀNH DỊCH
VỤ |
Môn Địa lí |
ĐƯỢC HỌC Ở TẤT CẢ CÁC CẤP |
Nội dung môn Địa
lí |
CÓ THỂ HÔ TRỢ NHIỀU LĨNH VỤC, NGÀNH NGHỀ |
+ GV giới thiệu thể lệ trò
chơi: Mỗi nhóm HS (5 người) nhận 1 bộ thẻ ghép nối gồm 2 màu – thẻ xanh và
thẻ hồng, trong thời gian 2 phút ghép thành các cặp thẻ theo nội dung tương ứng, khi có 1 nhóm hoàn thành trước thì
trò chơi kết thúc và nhóm hoàn thành sẽ được điểm cộng.
-
Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện trò chơi.
-
Báo cáo, thảo luận: Nhóm hoàn thành trò chơi đầu tiên báo cáo kết quả. Các nhóm còn lại nhận xét.
-
Kết luận, nhận định: GV kiểm
tra, đánh giá kết quả, tích điểm
cộng cho nhóm hoàn thành xuất sắc.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (1 PHÚT)
b.
Nội dung: HS thực hiện bài tập ở nhà
theo yêu cầu.
c.
Sản phẩm: Nội dung trả lời cho yêu cầu được đưa
ra ở mục tổ chức thực hiện.
-
Chuyển giao nhiệm vụ:
Tìm hiểu và liệt kê các ngành học liên quan đến môn
Địa lí.
-
Thực hiện nhiệm vụ: HS về nhà tìm hiểu, ghi lại câu trả lời, sẽ báo cáo vào tiết học sau.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://diali.dvtuan.com/