Trắc nghiệm địa lí 9 Địa lí Vùng Bắc Trung Bộ - Theo 4 mức độ (file word)

 


Diali.dvtuan.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Trắc nghiệm địa lí 9 Địa lí Trắc nghiệm địa lí 9 Địa lí Vùng Bắc Trung Bộ - Theo 4 mức độ (file word), tài liệu gồm 74 câu trắc nghiệm chọn lọc thuộc phần Vùng Bắc Trung Bộ lớp 9. Đây là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích trong việc soạn giảng và học tập của thầy cô và các em học sinh.

1. Nhận biết

Câu 1. Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ là

A. dãy núi Hoành Sơn.

B. dãy núi Bạch Mã.

C. sông Bến Hải.

D. sông Ranh.

Câu 2. Bắc Trung Bộ không tiếp giáp với

A. Lào.

B. Biển Đông.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Tây Nguyên.

Câu 3. Phát biểu nào không phải là đặc điểm tự nhiên của Bắc Trung Bộ?

A. Lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang.

B. Từ Tây sang Đông các tỉnh trong vùng đều có: núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.

C. Đồng bằng tập trung ở phía Tây, đồi núi tập trung ở phía Đông.

D. Thiên tai thường xuyên xảy ra gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống.

Câu 4. Quần đảo Hoàng Sa thuộc các tỉnh/thành phố nào của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Khánh Hòa.

B. Đà Nẵng.

C. Bình Định.

D. Phú Yên.

Câu 5. Ở Bắc Trung Bộ, các cây công nghiệp hàng năm được trồng chủ yếu ở

A. Trên các hải đảo.

B. Vùng đất cát pha duyên hải.

C. Vùng gò đồi thấp phía Tây.

D. Vùng núi cao sát biên giới Việt - Lào.

Câu 6. Ranh giới về mặt tự nhiên ở phía nam của Bắc Trung Bộ là dãy

A. Bạch Mã.

B. Hoành Sơn.

C. Tam Điệp.

D. Trường Sơn Bắc.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia nào sau đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Cát Tiên.

B. Vũ Quang.

C. Cúc Phương.

D. Chư Mom Ray.

Câu 8. Gió Lào ở Bắc Trung Bộ thực chất là hiện tượng gió

A. phơn.

B. đất biển.

C. mậu dịch.

D. mùa đông bắc.

Câu 9. Cảng biển nào sau đây không thuộc Bắc Trung Bộ?

A. Chân Mây.

B. Cái Lân.

C. Nhật Lệ.

D. Vũng Áng.

Câu 10. Vùng gò đồi của Bắc Trung Bộ không có thế mạnh về

A. trồng cây ăn quả.

B. chăn nuôi trâu bò.

C. trồng cây công nghiệp lâu năm.

D. nuôi trồng thủy hải sản.

Câu 11. Mỏ đá quý của Bắc Trung Bộ nằm ở đâu?

A. Cổ Định (Thanh Hóa).

B. Qùy Châu (Nghệ An).

C. Thạch Khê (Hà Tĩnh).

D. Qùy Hợp (Nghệ An).

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ với vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. đèo Ngang.

B. dãy núi Bạch Mã.

C. dãy núi Tam Điệp.

D. Sông Mã.

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết thứ tự đúng các cảng biển của vùng Bắc Trung Bộ từ Bắc vào Nam?

A. Chân Mây, Cửa Lò, Vũng Áng, Nhật Lệ.

B. Vũng Áng, Chân Mây, Nhật Lệ, Cửa Lò.

C. Cửa Lò, Nhật Lệ, Chân Mây, Vũng Áng.

D. Cửa Lò, Vũng Áng, Nhật Lệ, Chân Mây.

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo

thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Thanh Hóa.

B. Nghệ An.

C. Hà Tĩnh.

D. Quảng Bình.

Câu 15. Bắc Trung Bộ không giáp với vùng nào dưới đây?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Trung du miền núi Bắc Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Câu 16. Bắc Trung Bộ không giáp với vùng kinh tế nào?

A. Tây Nguyên.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Trung du miền núi Băc Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 17. Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có đặc điểm là

A. phân hóa rõ rệt theo hướng từ Bắc xuống Nam.

B. phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây.

C. dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.

D. nguồn lao động dồi dào tập trung ở phía Tây.

Câu 18. Hoạt động kinh tế chủ yếu ở khu vực đồi núi phiá tây vùng Bắc Trung Bộ là

A. sản xuất công nghiệp- xây dựng, thương mại và dịch vụ.

B. trồng cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt nuôi trồng thủy sản.

C. nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm và nuôi trâu bò đàn.

D. nuôi trồng thủy sản, sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm.

Câu 19. Di sản văn hóa thế giới ở Bắc Trung Bộ được UNESCO công nhận là

A. cố đô Huế.

B. di tích Mĩ Sơn.

C. phố cổ Hội An.

D. Phong Nha – Kẻ Bàng.

Câu 20. Các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Trung Bộ là

A. Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh.

B. Vinh, Đồng Hới, Đông Hà.

C. Thanh Hóa, Vinh, Huế .

D. Bỉm Sơn, Cửa Lò, Đồng Hới.

Câu 21. Các trung tâm công nghiệp chủ yếu của Bắc Trung Bộ là

A. Huế, Vinh, Dung Quất.

B. Huế, Vinh, Thanh Hóa.

C. Thanh Hóa - Bỉm Sơn, Huế, Đông Hà.

D. Thanh Hóa - Bỉm Sơn, Vinh, Đà Nẵng.

Câu 22. Độ che phủ rừng của Bắc Trung Bộ đứng sau

A. Tây Nguyên.

B. Đông Nam Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 23. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết quần đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh nào của Bắc Trung Bộ?

A. Hà Tĩnh

B. Quảng Trị.

C. Thanh Hóa.

D. Quảng Bình.

Câu 24. Khu vực nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió Phơn Tây Nam?

A. Tây Nguyên.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 25. Các trung tâm công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ hiện nay là

A. Thanh Hóa, Thạch Khê.

B. Thanh Hóa, Vinh, Huế.

C. Tĩnh Gia, Đồng Hới, Huế.

D. Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ.

Câu 26. Từ Đông sang Tây, Bắc Trung Bộ trải qua các dạng địa hình là

A. bờ biển, vùng đồng bằng hẹp, vùng gò đồi và vùng núi.

B. bờ biển, vùng đất pha cát, vùng gò đồi và vùng cao nguyên.

C. đồng bằng ven biển, đồng bằng pha cát, vùng gò đồi và vùng núi.

D. đồng bằng ven biển, vùng gò đồi, vùng cao nguyên và đồi núi.

Câu 27. Các loại cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất pha cát ở đồng bằng ven biển của Bắc Trung Bộ là

A. lạc, mía, thuốc lá.

B. đậu tương, đay, cói.

C. mía, bông, dâu tằm.

D. lạc, đậu tương, bông.

Câu 28. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, một số bãi biển nổi tiếng ở vùng Bắc Trung Bộ là

A. Sầm Sơn, Cửa Lò, Cát Bà, Non Nước.

B. Cửa Lò, Thiên Cầm, Non Nước, Đồ Sơn.

C. Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Lăng Cô.

D. Thiên Cầm, Lăng Cô, Nha Trang, Đá Nhảy.

Câu 29. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh

A. Thanh Hóa

B. Quảng Trị.

C. Quảng Bình.

D. Hà Tĩnh.
Câu 30. Ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu ở Bắc Trung Bộ là

A. công nghiệp hóa chất và công nghiệp luyện kim.

B. công nghiệp điện lực và công nghiệp khai thác dầu khí.

C. công nghiệp khai khoáng và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

D. công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và công nghiệp cơ khí.

Câu 31. Dựa vào Alat trang 27, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP ở vùng Bắc Trung Bộ là ngành

A. dịch vụ.

B. kinh tế biển.

C. nông, lâm, thủy sản.

D. công nghiệp và xây dựng.

Câu 32. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Thừa Thiên Huế.

B. Quảng Trị.

C. Quảng Nam.

D. Quảng Bình.

Câu 33. Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là dãy núi

A. Hoành Sơn.

B. Bạch Mã.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

Câu 34. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 27, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP ở vùng Bắc Trung Bộ là

A. nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. 

B. công nghiệp và xây dựng.

C. dịch vụ.

D. kinh tế biển.

Câu 35. Các tỉnh Bắc Trung Bộ xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là

A. Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

B. Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

C. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

D. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.

Câu 36. Đâu là đặc điểm lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ?

A. Giáp với vùng Đông Nam Bộ.

B. Là vùng kinh tế không giáp biển.

C. Có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

D. Dải đất kéo dài, hẹp ngang.

Câu 37. Tỉnh nào ở Bắc Trung Bộ có hai trung tâm công nghiệp?

A. Nghệ An.

B. Thừa Thiên Huế.

C. Thanh Hóa.

D. Hà Tĩnh.

Câu 38. Sân bay nào không thuộc Bắc Trung Bộ?

A. Đà Nẵng.

B. Huế.

C. Vinh.

D. Đồng Hới.

Câu 39. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh (thành phố) nào sau đây?

A. Thừa Thiên Huế.

B. Đà Nẵng.

C. Quảng Nam.

D. Khánh Hòa.

Câu 40. Hạn chế lớn nhất về tự nhiên trong phát triển nông nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là

A. bão, lũ lụt, hạn hán.               

B. gió lào khô nóng, bão cát.

C. xâm nhập mặn, ngập úng.                

D. sóng lừng, sạt lở bờ biển.

 

2. Thông hiểu

Câu 1. Đặc điểm địa hình vùng Bắc Trung Bộ có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu?

A. Tăng thêm tính chất nhiệt đới ẩm.

B. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn.

C. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm.

D. Khác biệt giữa phía Tây và phía Đông dãy Trường Sơn.

Câu 2. Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên của Bắc Trung Bộ là

A. bão biển.

B. cát lấn.

C.  quét.

D. hạn hán.

Câu 3. Giải pháp quan trọng để đẩy mạnh phát triển công nghiệp của Bắc Trung Bộ là

A. mở rộng khai thác khoáng sản.

B. xây dựng thêm nhiều nhà máy.

C. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

D. mở rộng thị trường xuất khẩu.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng Bắc Trung Bộ?

A. Tất cả các tỉnh đều giáp biển.          

B. Phía Tây có vùng đồi núi thấp.

C. Có vùng biển rộng lớn ở phía Đông.          

D. Có các đồng bằng rộng lớn ven biển.

Câu 5. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc phát triển lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ là

A. tạo môi trường cho các loài sinh vật phát triển.

B. chống xói mòn, hạn chế gió bão.

C. cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng.

D. bảo vệ bờ biển, ngăn nạn cát bay.

Câu 6. Để phòng chống thiên tai ở Bắc Trung Bộ biện pháp quan trọng nhất là

A. xây đê, kè chắn sóng.

B. phòng chống cháy rừng.

C. xây hồ chứa nước để chống khô hạn.

D. bảo vệ phát triển rừng đầu nguồn, trồng rừng ven biển.

Câu 7. Đặc điểm không đúng về kinh tế - xã hội của Bắc Trung Bộ là

A. người dân cần cù, giàu nghị lực trong đấu tranh.

B. là vùng tương đối nghèo, thường xuyên bị thiên tai đe doạ.

C. các trung tâm công nghiệp phân bố đều trên khắp lãnh thổ.

D. có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa phía đông và phía tây.

Câu 8. Ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của Bắc Trung Bộ hiện nay là

A. cơ khí và sản xuất hàng tiêu dùng

B. sản xuất vật liệu xây dựng và luyện kim.

C. khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.

D. khai khoáng và chế biến lương thực - thực phẩm.

Câu 9. Biện pháp quan trọng nhất để phòng chống thiên tai ở Bắc Trung Bộ là

A. xây dựng hồ thủy điện.

B. phòng chống cháy rừng.

C. xây dựng đê ngăn lũ.

D. trồng rừng phòng hộ.

Câu 10. Vai trò quan trọng nhất của đường Hồ Chí Minh đối với Bắc Trung Bộ là

A. tăng cường cơ sở hạ tầng.

B. thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Tây.

C. tạo thuận lợi cho việc mở cửa, hội nhập với thế giới.

D. tăng cường kết nối kinh tế với các nước láng giềng.

Câu 11. Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có đặc điểm là

A. thưa thớt ở phía đông.

B. không đều theo hướng từ Tây sang Đông.

C. tập trung chủ yếu ở thành thị.

D. tập trung ở phía Tây.

Câu 12. Địa điểm du lịch gắn với quê hương Bác Hồ nằm tại Kim Liên - Nam Đàn thuộc tỉnh

A. Hà Tĩnh.

B. Nghệ An.

C. Thanh Hóa.

D. Thừa Thiên - Huế.

Câu 13. Những ngành công nghiệp nào được ưu tiên phát triển ở vùng Bắc Trung Bộ?

A. Công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng.

B. Công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng.

C. Công nghiệp khai khoáng, sản xuất hàng tiêu dùng.

D. Công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 14. Nguồn lợi thủy sản ở nhiều nơi trong vùng Bắc Trung Bộ có nguy cơ giảm rõ rệt là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Vùng biển thường xuyên xảy ra thiên tai.

B. Môi trường biển bị ô nhiễm, suy thoái.

C. Không có các bãi cá, bãi tôm quy mô lớn.

D. Công suất tàu nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính.

Câu 15. Tại sao các nhà máy thuỷ điện ở Bắc Trung Bộ đa số có công suất nhỏ?

A. Các sông suối luôn ít nước quanh năm.

B. Phần lớn sông ngắn, trữ năng thuỷ điện ít.

C. Thiếu vốn để xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô lớn.

D. Nhu cầu tiêu thụ điện trong sản xuất và sinh hoạt chưa cao.

Câu 16. Việc trồng rừng ven biển và rừng ngập mặn ở Bắc Trung Bộ không có tác dụng

A. chắn gió, chắn bão.                                       

B. hạn chế tác hại của lũ đầu nguồn.

C. ngăn không cho cát bay, cát chảy.              

D.chắn sóng, nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 17. Vai trò quan trọng nhất của đường Hồ Chí Minh chạy qua Bắc Trung Bộ là

A. đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

B. tạo thế mở cho nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư.

C. tạo ra sự phân công lao động theo lãnh thổ.

D.thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội phía Tây của vùng.

Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, các cảng nước sâu Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây lần lượt thuộc các tỉnh là

A. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế.

B. Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh.

C. Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế.

D. Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế.

Câu 19. Ý nghĩa kinh tế lớn nhất của mô hình nông - lâm kết hợp ở Bắc Trung Bộ là

A. đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.

B. tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

C. phục hồi và bảo vệ tài nguyên rừng.

D. khai thác tốt hơn tiềm năng đất đai.

Câu 20. Biện pháp quan trọng nhất để phòng chống thiên tai ở Bắc Trung Bộ là gì?

A. Phòng chống cháy rừng.

B. Hạn chế hoạt động của gió Lào.

C. Trồng rừng đầu nguồn và rừng ven biển.

D. Xây dựng các hồ thuỷ điện góp phần điều tiết lũ.

 

3. Vận dụng

Câu 1. Khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng  ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của vùng Bắc Trung Bộ vì có

A. khoáng sản phong phúnhất là đá vôi.

B. nguồn lao động dồi dào, nhân công giá rẻ.

C. nhu cầu vật liệu xây dựngkhoáng sản tăng.

D. mạng lưới giao thông vận tải phát triển.

Câu 2. Ngành công nghiệp nào của Bắc Trung Bộ phát triển dựa trên nguồn tài nguyên có sẵn?

A. dệt may.

B. chế biến lương thực thực phẩm.

C. vật liệu xây dựng.

D. nhiệt điện.

Câu 3. Nguyên nhân quan trọng nào làm cho dải đồng bằng Thanh - Nghệ - Hà Tĩnh trở thành những nơi sản xuất lúa chủ yếu ở Bắc Trung Bộ?

A. Mở rộng diện tích đất canh tác.

B. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng.

C. Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.

D. Đầu tư công tác thủy lợi, giống lúa mới.

Câu 4. Vai trò quan trọng nhất của việc phát triển mô hình nông - lâm kết hợp ở Bắc Trung Bộ là

A. tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng.

B. phát triển nông nghiệp, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.

C. bảo vệ nguồn lợi thực, động vật, tạo việc làm cho người dân.

D. tạo nguồn gỗ xuất khẩu lớn, nâng cao thu nhập cho nền kinh.

Câu 5. Giao thông vận tải có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Bắc Trung Bộ do

A. nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế.

B. nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua.

C. là địa bàn trung chuyển hàng hóa Bắc - Nam và Tây - Đông.

D. có nhiều tuyến đường nối các cảng biển của Việt Nam với Lào.

Câu 6. Khó khăn lớn nhất với sự phát triển công nghiệp của Bắc Trung Bộ là

A. ít tài nguyên thiên nhiên.      

B. lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang. 

C. chất lượng lao động còn hạn chế.   

D. mạng lưới cơ sở hạ tầng yếu kém.

Câu 7. Biện pháp quan trọng nhất để phòng chống thiên tai ở Bắc Trung Bộ là

A. trồng rừng phòng hộ.

B. phòng chống cháy rừng.                                                       

C. hoạt động của gió Lào.

D. xây dựng hồ thủy điện.

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 và 27, các vườn quốc gia của Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam là

A. Pù Mát, Vũ Quang, Bến En, Phong Nha- Kẻ Bàng, Bạch Mã.

B. Bạch Mã, Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha- Kẻ Bàng.

C. Bến En, Vũ Quang, Pù Mát, Phong Nha- Kẻ Bàng, Bạch Mã.

D. Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha- Kẻ Bàng, Bạch Mã.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, các trung tâm công nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ đều có giá trị sản xuất là

A. Từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng.

B. Trên 120 nghìn tỉ đồng.

C. Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng.

D. Dưới 9 nghìn tỉ đồng.

Câu 10. Tuyến đường bộ nào sau đây không ở vùng Bắc Trung Bộ?

A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Câu 11. Vấn đề cần đặc biệt chú ý trong việc phát triển ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là

A. giảm việc khai thác để duy trì trữ lượng thủy sản.

B. khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

C. hạn chế việc nuôi trồng để bảo vệ môi trường ven biển.

D. ngừng hẳn việc khai thác ven bờ, đầu tư cho đánh bắt xa bờ.

Câu 12. Hiện nay cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển Bắc Trung Bộ đang có sự thay đổi rõ nét chủ yếu nhờ vào sự phát triển

A. đánh bắt thủy sản.

B. công nghiệp khai khoáng.

C. nghề thủ công truyền thống.

D. nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn.

Câu 13. Sự phân hóa về tự nhiên, dân cư, lịch sử và kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ là do nguyên nhân nào chi phối?

A. Khí hậu.

B. Địa hình.

C. Lãnh thổ kéo dài.

D. Đường lối chính sách.

 

4. Vận dụng cao

Câu 1. Việc làm đường hầm ô tô Hoành Sơn và Hải Vân ở vùng Bắc Trung Bộ góp phần

A. mở rộng giao thương với nước bạn Lào.

B. mở rộng giao thương với nước bạn Campuchia.

C. làm tăng khả năng vận chuyển của tuyến Bắc Nam.

D. làm tăng khả năng vận chuyển của tuyến Đông - Tây.

Câu 2. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc phát triển các cửa khẩu của vùng Bắc Trung Bộ là

A. thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía tây.

B. tăng cường giao lưu, hợp tác với các nước láng giềng.

C. phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới.

D. thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

Câu 3. Đâu không phải là mục đích lớn nhất của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - thủy sản ở Bắc Trung Bộ?

A. Khai thác thế mạnh ở mỗi bậc địa hình.

B. Đa dạng hóa cơ cấu các ngành kinh tế.

C. Hỗ trợ các ngành khác cùng phát triển.

D. Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu.

Câu 4. Để hạn chế tác hại của gió Tây khô nóng, vùng Bắc Trung Bộ cần thực hiện giải pháp chủ yếu nào sau đây?

A. Xây dựng hồ chứa nước, trồng cây công nghiệp.

B. Bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.

C. Dự báo thời gian hoạt động của gió Tây khô nóng.

D. Phát triển thủy lợi, khai thác nước nước ngầm.

Câu 5. Gió phơn Tây Nam làm cho khí hậu vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ nước ta có

A. mưa nhiều vào thu đông.

B. lượng bức xạ Mặt Trời lớn.

C. thời tiết đầu hạ khô nóng.

D. hai mùa khác nhau rõ rệt.

Nguồn: ST


Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://diali.dvtuan.com/

Mới hơn Cũ hơn

QC

QC