Trắc nghiệm địa lí 9 Địa lí dân cư - mức độ thông hiểu (file word)

   


Diali.dvtuan.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Trắc nghiệm địa lí 9 bài 1 đến bài 5. Địa lí dân cư - mức độ thông hiểu (file word), tài liệu gồm 44 câu trắc nghiệm chọn lọc thuộc phần địa lí dân cư lớp 9. Đây là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích trong việc soạn giảng và học tập của thầy cô và các em học sinh.

Câu 1. Nước ta có thành phần dân tộc đa dạng chủ yếu do

A. loài người định cư ở nước ta từ rất sớm tại nước ta.

B. là nơi nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư trong lịch sử.

C. có nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.

D. tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới.

Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết những dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta là

A. Tày, Thái, Mường, Khơ-me, Hmông.

B. Ê-đê, Ba -na, Gia- rai, Bru Vân Kiều.

C. Chăm, Hoa, Nùng, Thái, Tày, Mông.

D. Dao, Cơ-ho, Sán Dìu, Hrê, Gia-rai.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với sự phân bố dân cư giữa vùng Tây Bắc và Tây Nguyên?

A. Dân cư phân bố rất thưa thớt ở các cao nguyên.

B. Dân cư tập trung đông ở các vùng ven biên giới.

C. Dân cư phân bố rất thưa thớt ở lưu vực sông suối.

D. Dân cư tập trung đông ở dọc các tuyến giao thông.

Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về các dân tộc ở nước ta?

A. Phân bố không đều.

B. Phân bố xen kẽ.

C. 6 dân tộc ít người có số dân trên 1 triệu người.

D. 5 dân tộc ít người có số dân dưới 1 nghìn người

Câu 5. Trong nền văn hóa Việt Nam, nền văn hóa các dân tộc thiểu số có vị trí như thế nào?

A. Bổ sung làm hoàn chỉnh nền văn hóa Việt Nam.

B. Làm cho nền văn hóa Việt Nam muôn màu, muôn vẻ.

C. Góp phần quan trọng hình thành nền văn hóa Việt Nam.

D. Trở thành bộ phận riêng biệt của nền văn hóa Việt Nam.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dân số nước ta?

A. Dân số nước ta tăng nhanh.

B. Việt Nam là một nước đông dân.

C. Phần lớn dân số ở thành thị.

D. Phần lớn dân số ở nông thôn.

Câu 7. Hậu quả lớn nhất về mặt xã hội của việc phân bố dân cư không hợp lí là

A. khó khăn cho việc khai thác tài nguyên.                

B. ô nhiễm môi trường.

C. gây lãng phí nguồn lao động.                                   

D. giải quyết vấn đề việc làm.

Câu 8Dân số thành thị ở nước ta tăng nhanh không phải do

A. làn sóng di dân vào thành thị.

B. gia tăng dân số tự nhiên cao.

C. tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng.

D. nhiều đô thị mới hình thành.

Câu 9. Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị nước ta phản ánh

A. đô thị tập trung ở đồng bằng.

B. đô thị có quy mô lớn.

C. tốc độ đô thị hoá ngày càng cao.     

D. xuất hiện nhiều siêu đô thị.

Câu 10. Đặc điểm nào dưới đây của nguồn lao động vừa là lợi thế vừa là khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội nước ta ?

A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

B. Lao động dồi dào, mỗi năm tăng thêm hơn một triệu lao động.

C. Phần lớn lao động sống ở nông thôn.

D. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.

Câu 11. Đặc điểm nào không đúng về nguồn lao động nước ta ?

A. Tỉ lệ lao động khu vực Nhà nước tăng.

B. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng dần.

C. Tỉ lệ lao động ở khu vực I giảm dần.

D. Năng suất lao động vẫn còn thấp.

Câu 12. Phát biểu không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay là

A. có tinh thần làm việc cần cù, sáng tạo.

B. phân bố chủ yếu ở khu vực thành thị.

C. có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

D. có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật.

Câu 13. Vùng có tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm lớn nhất nước ta hiện nay là

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 14. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc

A. sử dụng lao động, khai thác tài nguyên.     

B. khai thác tài nguyên, nâng cao dân trí.

C. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực.             

D. đào tạo nhân lực, khai thác tài nguyên.

Câu 15. Nước ta có nhiều dân tộc cùng chung sống nên

A. có cơ cấu dân số trẻ.

B. có mật độ dân số cao.

C. dân đông và tăng nhanh.

D. nền văn hóa giàu bản sắc.

Câu 16. Tỉ suất sinh của nước ta tương đối thấp là do

A. thực hiện tốt chính sách dân số.

B. số người trong độ tuổi sinh đẻ ít.

C. sự phân bố dân cư có nhiều thay đổi.

D. đời sống nhân dân ngày càng khó khăn.

Câu 17. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn cao là do

A. tài nguyên thiên nhiên ở nông thôn rất ít.

B. chất lượng đời sống ở nông thôn còn thấp.

C. lao động nông thôn chủ yếu là thuần nông.

D. cơ sở hạ tầng của nông thôn kém phát triển.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư nước ta hiện nay?

A. Cơ cấu dân số đang có nhiều chuyển biến mạnh.

B. Tuổi thọ trung bình của dân cư có xu hướng tăng.

C. Chất lượng đời sống của nhân dân được cải thiện.

D. Gia tăng tự nhiên ở thành thị cao hơn nông thôn.

Câu 19. Nhóm tuổi có mức sinh cao nhất ở nước ta là từ

A. 18 tuổi đến 24 tuổi.

B. 24 tuổi đến 30 tuổi.

C. 30 tuổi đến 35 tuổi.

D. 35 tuổi đến 40 tuổi.

Câu 20. Nước ta nhiều dân tộc cùng chung sống nên có

A. cơ cấu dân số trẻ.

B. mật độ dân số cao.

C. dân số nước ta đông và tăng nhanh.

D. nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc.

Câu 21. Tỉ lệ dân đô thị nước ta thấp là do

A. dân số nông thôn quá đông.

B. trình độ đô thị hóa thấp.

C. nước ta có dân số đông.

D. nước ta có nhiều đô thị nhỏ.

Câu 22. Việc phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trên phạm vi cả nước là rất cần thiết vì

A. lao động nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp.

B. dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng.

C. dân cư nước ta phân bố không đều và chưa hợp lí.

D. tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp nước ta còn cao.

Câu 23. Cơ cấu sử dụng lao động nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. giảm nhanh tỉ trọng lao động trong các ngành dịch vụ.

B. tăng tỉ trọng lao động của ngành nông, lâm, ngư nghiệp.

C. giảm tỉ trọng lao động ở ngành công nghiệp - xây dựng.

D. tăng tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng; dịch vụ.

Câu 24. Vùng nào có nhiều thay đổi trong thành phần dân tộc nhất?

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Tây Nguyên.

D. Nam Bộ.

Câu 25. Tỉ số giới tính ở một địa phương thường chịu ảnh hưởng chủ yếu của

A. tiến bộ về y tế.

B. hiện tượng chuyển cư.

C. sinh đẻ không có kế hoạch.

D. quan điểm coi trọng con trai.

Câu 26. Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn do

A. nước ta là nước nông nghiệp.

B. dân từ thành thị về nông thôn.

C. nước ta không có nhiều thành phố lớn.

D. lối sống thành thị ngày càng phổ biến.

Câu 27. Biểu hiện nào sau đây cho thấy trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp?

A. Cả nước chỉ có 2 đô thị đặc biệt.

B. Không có đô thị trên 10 triệu dân.

C. Dân thành thị mới chiếm khoảng 1/3 dân số.

D. Quá trình đô thị hoá không đều giữa các vùng.

Câu 28. Thời Pháp thuộc đô thị hóa không có đặc điểm nào sau đây?

A. Đô thị không có cơ sở để mở rộng.

B. Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa.          

C. Tỉnh, huyện thường được chia với quy mô nhỏ.

D. Chức năng chủ yếu là hành chính và quân sự.                  

Câu 29. Phát biểu nào sau đây không đúng với đô thị hóa ở nước ta hiện nay?

A. Tỉ lệ dân thành thị tăng.                                

B. Số đô thị khác nhau giữu các vùng.

C. Số dân đô thị lớn hơn nông thôn.                

D. Trình độ đô thị hóa thấp.

Câu 30. Quá trình đô thị hóa của nước ta giai đoạn 1954 - 1975 không có đặc điểm nào sau đây?

A. Quá trình đô thi hóa chậm.                           

B. Trình độ đô thị hóa thấp.      

C. Có hai xu hướng khác nhau.

D. Có chuyển biến khá tích cực.

Câu 31. Điểm khác nhau của quá trình đô thị hóa giai đoạn 1975 đến nay so với giai đoạn 1954 - 1975 là

A. đô thị hóa diễn ra chậm.                               

B. có chuyển biến khá tích cực.

C. không có sự thay đổi nhiều.            

D. trình độ đô thị hóa thấp.

Câu 32. Khả năng đầu tư phát triển kinh tế của các đô thị nước ta còn hạn chế là do

A. phân bố tản mạn về không gian địa lí.

B. phân bố không đồng đều giữa các vùng.

C. có quy mô, diện tích và dân số không lớn.

D. nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn.

Câu 33. Tác động của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta không thể hiện ở việc

A. tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân.

B. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.

C. tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.          

D. thúc đẩy công nghiệpdịch vụ phát triển.

Câu 34. Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do

A. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp.

B. có sự di dân từ thành thị về nông thôn.

C. nông nghiệp là ngành kinh tế phát triển nhất.

D. điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị.

Câu 35. Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 15, nhận xét nào sau đây đúng khi nói về sự thay đổi tỉ lệ lao động theo ngành?

A. Tỉ lệ lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp thấp nhất.

B. Tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp, dịch vụ tăng liên tục.

C. Tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp cao nhất.

D. Tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ giảm liên tục.

Câu 36. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta là do

A. thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường.

B. tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp.

C. chất lượng đời sống ở nông thôn còn thấp.

D. cơ sở hạ tầng nông thôn còn kém phát triển.

Câu 37. Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt của nước ta hiện nay vì

A. tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm cao.

B. lao động tập trung chủ yếu ở thành thị.

C. số người trong độ tuổi lao động lớn.

D. tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo cao.

Câu 38. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cơ cấu dân số thành thị và nông thôn có xu hướng thay đổi như thế nào?

A. Tỉ lệ dân thành th tăng, nông thôgim.

B. Tỉ lệ dân thành th gim, nông thôn tăng.

C. Tỉ lệ dân thành th tăng, nông thôn không đi.

D. Tỉ lệ dân nông thôn gim, thành th không đi.

Câu 39Đmnh phátrin công nghip  trung du và minúi có ý nghĩa

A. giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở khu vực.

B. phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.

C. tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số.

D. phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc.

Câu 40. Dân số nưc ta phân bố không đu đã gây khó khăn cho vấn đề nào sau đây?

A. Vic phát trigiádục văn hóa xã hội và y tế.

B. Nâncao cht lưng cuộc sống ca nhân dân.

C. Gii quyết vấn đề an ninh xã hội và vic làm.

D. Khai thác tài nguyêvà s dụng nguồn lao động.

Câu 41. Tỉ suất gia tăng dân s t nhiên đưc tính bng

A. t sut sinh tr t sut tử.

B. t sut sinh cộng t sut tử.

C. T sut sinh nhân t sut tử.

D. T sut sinh chia t sut tử.

Câu 42. Nguyên nhân quan trọng nhất làm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giảm là do

A. kế hoạchóa gia đình, đời sống nâng cao.

B. vic giáo dục dân số, giới tính thực hiện tốt.

C. pháp lnh dân số thực hiện tốt ở các vùng.

D. chính sácdân số và kế hochóa gia đình.

Câu 43. Sc ép ca gia tăng dân s đếcht lưng cuộc sống là

A. gây ô nhim môi tng.

B. làm ckit tài nguyên.

C. GDP bình quân đầu người thấp.

D. kìm hãm sự phát trikinh tế.

Câu 44. Đc điểm nào sau đây không đúng hoàtoàn vi lađộng nưc ta?

A. Ccù, sáng to, có kinh nghiệm trong sản xuất.

B. Có tác phong công nghiệp và kỉ luật lao động.

C. Có kh năng tiếthu, vn dng khoa học  thut.

D. Có kinh nghim sxut nông, lâm, ngư nghiệp.

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://diali.dvtuan.com/

Mới hơn Cũ hơn

QC

QC