Trắc nghiệm địa lí 9 Địa lí ngành nông nghiệp - Mức độ nhận biết (file word)

Diali.dvtuan.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Trắc nghiệm địa lí 9 Địa lí ngành nông nghiệp - Mức độ nhận biết (file word), tài liệu gồm 57 câu trắc nghiệm chọn lọc thuộc phần Địa lí ngành nông nghiệp lớp 9. Đây là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích trong việc soạn giảng và học tập của thầy cô và các em học sinh.

ĐỊA LÍ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Câu 1. Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên là

A. cao su.                      B. cà phê.                      C. chè.                      D. hồ tiêu.

Câu 2. Cây trồng nào sau đây là cây công nghiệp lâu năm ở nước ta?

A. Cao su.                    B. Mía.                      C. Bông.                          D. Đậu tương.

Câu 3. Các nhóm cây trồng chính ở nước ta hiện nay là

A. cây cảnh, cây làm thuốc và cây lương thực.               B. cây công nghiệp, cây ăn quả và cây làm thuốc.

C. cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả.        D.cây làm thuốc, cây lương thực và cây công nghiệp.

Câu 4. Loại rừng sản xuất ở nước ta là rừng

A. nguyên liệu giấy.     B. đầu nguồn các sông.       C. ngập mặn ven biển.                D. chắn cát ven biển.

Câu 5. Ngư trường Vịnh Bắc Bộ có tên gọi khác là

A. Cà Mau - Kiên Giang.                                         B. Hải Phòng - Quảng Ninh.

C. Hoàng Sa - Trường Sa                                        D. Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm chất lượng rừng nước ta là

A. cháy rừng.              B. chiến tranh kéo dài.                C. đốt nương làm rẫy.       D. khai thác rừng bừa bãi.

Câu 7. Nghề cá của nước ta phát triển mạnh ở vùng nào?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ                                B. Trung du miền núi Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ.                         D. Bắc Trung Bộ,Tây Nguyên.

Câu 8. Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc vùng kinh tế nào sau đây ?

A. Bắc Trung Bộ.          B. Đông Nam Bộ.        C. Duyên Hải Nam Trung Bộ.    D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 9. Vùng kinh tế nào sau đây của nước ta không giáp biển?

A. Tây Nguyên.       B. Đông Nam Bộ.         C. Đồng bằng sông Hồng.      D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 10. Cây lương thực chủ yếu gồm

A. lúa, ngô, khoai, chè.    B. lúa, ngô, khoai, sắn.      C. lúa, ngô, khoai, cà phê.       D. lúa, ngô, khoai, điểu.

Câu 11. Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu mùa vụ giữa các vùng của nước ta khác nhau?

A. Đất.                    B. Nước.                   C. Khí hậu.                          D. Địa hình.

Câu 12. Biện pháp hàng đầu trong thâm canh lúa gạo ở nước ta là

A. giống mới.              B. thủy lợi.                C. cải tạo đất.                  D. chống xói mòn.

Câu 13. Loại tài nguyên nào được coi là tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngành nông nghiệp?

A. Nước.                    B. Đất.                         C. Khí hậu.                      D. Sinh vật.

Câu 14. Biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp của nước ta là

A. thủy lợi.            B. phòng chống thiên tai.         C. mở rộng diện tích.            D. đa dạng cơ cấu cây trồng.

Câu 15. Cây trồng nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt nước ta?

A. Cây công nghiệp.                   B. Cây rau đậu.             C. Cây ăn quả.               D. Cây lương thực.

Câu 16. Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Cửu Long.                                          B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông bằng duyên hải miền Trung.                               D. Đông Nam Bộ.

Câu 17. Loại rừng nào sau đây được trồng ở đầu nguồn các con sông?

A. Phòng hộ.                        B. Ngập mặn.                  C. Sản xuất.                             D. Đặc dụng.

Câu 18. Dừa là loại cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở vùng

A. Đông Nam bộ.                                        B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Bắc Trung Bộ                                          D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 19. Trâu được nuôi nhiều nhất ở

A. Bắc Trung Bộ.         B. Tây Nguyên.          C. Đồng bằng sông Cửu Long.     D. Trung du miền núi Bắc Bộ.

Câu 20. Ngư trường nào sau đây không phải là ngư trường trọng điểm ở nước ta?

A. Cà Mau - Kiên Giang.                                             B. Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

C. Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh.                     D. Hải Phòng - Quảng Ninh.

Câu 21. Tài nguyên quý giá, không thể thay thế trong quá trình sản xuất nông nghiệp là

A. khí hậu.             B. đất đai.                                    C. nước.                       D. sinh vật.

Câu 22. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là

A. phù sa.              B. mùn thô.                           C. feralit.                                D. cát pha.

Câu 23. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp là

A. đất trồng                      B. nguồn nước         

C. khí hậu            

D. sinh vật

Câu 24. Biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta là

A. chọn lọc lai tạo giống.                       

B. sử dụng phân bón.

C. tăng cường thuỷ lợi.              

D. cải tạo đất bạc màu.

Câu 25. Cây lương thực chính của nước ta là

A. lúa.

B. ngô.

C. khoai.

D. sắn.

Câu 26. Nhận định nào sau đây không đúng với vai trò của cây công nghiệp lâu năm?

A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

B. Tận dụng tài nguyên, phá thế độc canh.

C. Tạo ra các sản phẩm xuất khẩu có giá trị.

D. Cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi.

Câu 27. Ở nước ta trâu được nuôi nhiều nhất ở vùng nào?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Duyên Hải Nam Trung Bộ.

Câu 28. Hiện nay, ven thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang phát triển mạnh ngành chăn nuôi

A. gà .

B. bò.                    

C. lợn, .

D. vịt.

Câu 29. Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết vùng kinh tế nào của nước ta không giáp biển?

A. Tây Nguyên.

B. Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 30. Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta là

A. cơ sở vật chất kĩ thuật.

B. đất, nước, khí hậu, sinh vật.

C. dân cư, lao động nông thôn.

D. chính sách phát triển nông nghiệp.

Câu 31. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất cây lương thực của nước ta là

A. lúa.

B. ngô.

C. khoai.

D. sắn.

Câu 32. Trung du và miền núi Bắc Bộ đang dẫn đầu cả nước về diện tích trồng cây

A. chè.

B. quế.

C. hồi.

D. cà phê.

Câu 33. Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là

A. tạo sự đa dạng sinh học.

B. điều hòa chế độ nước sông.

D. cung cấp gỗ và lâm sản quý.

C. điều hòa khí hậu, chắn gió bão.

Câu 34. Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có tỉ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước?

A. Yên Bái.

B. Nghệ An.

C. Gia Lai.

D. Tuyên Quang.

Câu 35. Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt hải sản, nhờ có

A. nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ.

B. bờ biển dài, nhiều ngư trường lớn.

C. khí hậu nóng ẩm quanh năm.

D. nguồn lợi thủy sản phong phú.

Câu 36. Nước ta có mấy ngư trường trọng điểm?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 37. Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào có sản lượng thủy sản khai thác cao nhất nước ta?

A. Cà Mau.

B. Bình Thuận.

C. Kiên Giang.

D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 38. Nơi thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước ngọt là

A. rừng ngập mặn.

B. đầm phá.

C. sông suối, ao, hồ.

D. bãi triều.

Câu 39. Ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta là

A. phía Bắc, miền Trung và phía Nam.

B. Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.

C. Bắc Bộ, Trung bộ và Đông Nam bộ.

D. Bắc Bộ, Duyên Hải và Đông Nam Bộ.

Câu 40. Trong cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt nhóm cây trồng giữ vị trí quan trọng nhất là

A. cây ăn quả.

B. cây rau đậu.

C. cây lương thực.

D. cây công nghiệp.

Câu 41. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết năm 2007 đàn lợn của nước ta có quy mô lớn nhất ở vùng nào?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 42. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết các tỉnh dẫn đầu về sản lượng dẫn dầu về sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2007?

A. Cà Mau, Kiên Giang.

B. An Giang, Đồng Tháp.

C. Đồng Tháp, Bạc Liêu.

D. Bạc Liêu, Kiên Giang.

Câu 43. Loại đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng là

A. đất không được bồi đắp phù sa hàng năm.

B. đất được bồi đắp phù sa hàng năm.

C. đất cát pha ven biển                                                              

D. đất xám phù sa cổ.                                                     

Câu 44. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết năm 2007 đàn của nước ta có quy mô lớn nhất ở đâu?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 45. Vai trò của rừng phòng hộ là

A. phát triển du lịch sinh thái, cung cấp gỗ.

B. phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.

C. bảo vệ hệ sinh thái, cung cấp lâm sản quý.

D. giữ mực nước ngầm, bảo vệ tài nguyên đất.

Câu 46. Vai trò của rừng sản xuất là

A. phát triển loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.

B. phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường tự nhiên.

C. bảo vệ hệ sinh thái và bảo tồn các ging loài quý hiếm.

D. nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu.

Câu 47. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh dẫn đầu về sản lượng dẫn dầu về sản lượng thủy sản khai thác là

A. Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.

B. . Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận.

C. Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Bạc Liêu.

D. Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bạc Liêu.

Câu 48. Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 19, cho biết cây chè được trồng nhiều nhất ở vùng nào?

A. Tây Nguyên.

B. Đông Nam Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 49. Tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là

A. khí hậu.

B. đất đai.

C. thủy văn.

D. sinh vật.

Câu 50. Vùng có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 51. Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng

A. tăng tỉ trọng cây lúa, giảm tỉ trọng cây hoa màu.

B. tăng tỉ trọng cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp.

C. tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.

D. tăng tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, giảm tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm.

Câu 52. Cây nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta?

A. Cây lương thực

B. Cây hoa màu.

C. Cây công nghiệp.

D. Cây ăn quả.

Câu 53. Ở nước ta cây lúa được trồng chủ yếu ở

A. Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ.

B. Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu long

Câu 54. Đàn trâu được nuôi chủ yếu ở vùng nào của nước ta?

A. Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu long.

D. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ.

Câu 55. Loại rừng nào có thế tiến hành khai thác gỗ đi đôi với trồng mới?

A. Rừng phòng hộ.

B. Rừng sản xuất.

C. Rừng đặc dụng.

D. Rừng nguyên sinh.

Câu 56. Rừng có vai trò bảo tồn nguồn sinh vật nước là

 A. rừng sản xuất.

B. rừng phòng hộ.

C. rừng đặc dụng.

D. rừng tự nhiên.

Câu 57. Nước ta có mấy ngư trường trọng điểm?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://diali.dvtuan.com/

Mới hơn Cũ hơn

QC

QC