1. Nhận biết
Câu 1. Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã
được triển khai từ năm
A. 1975.
B. 1981.
C. 1986.
D. 1996.
Câu 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể
hiện ở
A. Hình thành
các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
B. Chuyển dịch
cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
C. Chuyển dịch
cơ cấu ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.
D. Hình thành
các khu trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp mới.
Câu 3. Ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta là
A. Phía Bắc,
miền Trung và phía Nam.
B. Bắc Bộ,
miền Trung và phía Nam.
C. Bắc Bộ,
Trung bộ và Nam bộ.
D. Đồng bằng
sông Hồng, Duyên Hải và Đông Nam Bộ.
Câu 4.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta không phải là
A.
hình
thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây lương thực.
B.
phát
triển các ngành tận dụng được lợi thế nguồn lao động dồi dào.
C.
phát
triển vùng kinh tế động lực, hình thành vùng kinh tế trọng điểm.
D.
xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.
Câu
5.
Cơ
cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A.
hội
nhập kinh tế toàn cầu.
B.
công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C.
phát
triển nền kinh tế thị trường.
D.
phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu
6.
Phát biểu nào sau đây đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước
ta hiện nay?
A.
Tốc
độ chuyển dịch diễn ra còn chậm.
B.
Nhà
nước quản lí các ngành then chốt.
C.
Đáp
ứng đầy đủ sự phát triển đất nước.
D.
Còn chưa theo hướng công nghiệp hóa.
Câu 7. Cơ
cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào sau đây?
A. Giảm tỉ trọng khu vực II.
B. Tăng tỉ trọng khu vực III.
C. Giảm tỉ trọng khu vực I.
D. Khu vực II chiếm tỉ trọng cao nhất.
2. Thông hiểu
Câu 1.
Vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta là
A. Đông
Nam Bộ.
B. Bắc
Trung Bộ.
C. Đồng
bằng sông Cửu Long.
D. Đồng
bằng sông Hồng.
Câu
2.
Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, cho biết các trung tâm kinh tế nào sau đây
ở nước ta có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng?
A.
Hà
Nội và Đà Nẵng.
B.
Biên
Hòa và Vũng Tàu.
C.
Cần
Thơ và Hạ Long.
D.
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Câu
3.
Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, cho biết các trung tâm kinh tế nào sau đây
ở nước ta có quy mô (năm 2007) từ 15 đến 100 nghìn tỉ đồng?
A.
Hải
Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cần Thơ.
B.
Hải
Phòng, Hạ Long, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cần Thơ.
C.
Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh.
D.
Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Biên Hòa, Vũng Tàu.
Câu
4.
Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, cho biết các trung tâm kinh tế nào sau đây
ở nước ta có quy mô từ trên 15 nghìn tỉ đồng (năm 2007) ở vùng Đồng bằng sông Hồng?
A.
Hạ
Long và Hải Dương.
B.
Nam
Định và Phúc Yên.
C.
Hà
Nội và Hải Phòng.
D.
Bắc Ninh và Việt Trì.
Câu
5.
Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây có GDP bình quân
tính theo đầu người (năm 2007) cao nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A.
Lạng
Sơn.
B.
Thái
Nguyên.
C.
Bắc
Giang.
D.
Quảng Ninh.
Câu
6.
Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, mức GDP bình quân tính theo đầu người (năm
2007) của các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ là
A.
dưới
6 triệu đồng.
B.
từ
6 đến 9 triệu đồng.
C.
từ
9 đến 12 triệu đồng.
D.
từ trên 12 đến 15 triệu đồng.
Câu
7.
Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây có GDP bình quân
tính theo đầu người (2007) thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ?
A.
Bình
Phước.
B.
Tây
Ninh.
C.
Bình
Dương.
D.
Đồng Nai.
Câu
8.
Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, cho biết có GDP bình quân tính theo đầu
người (2007) cao nhất ở vùng Tây Nguyên là hai tỉnh nào sau đây?
A.
Lâm
Đồng và Gia Lai.
B.
Đăk
Lăk và Lâm Đồng.
C.
Gia
Lai và Đăk Lăk.
D.
Đăk Nông và Lâm Đồng.
Câu
9. Căn
cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, cho biết các Khu kinh tế ven biển nào sau đây
thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Hòn
La, Chu Lai.
B. Vũng
Áng, Hòn La.
C. Nghi
Sơn, Dung Quất.
D.
Dung Quất, Vũng Áng.
Câu 10. Căn
cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, cho biết Khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo thuộc tỉnh
nào sau đây ?
A. Nghệ
An.
B. Hà
Tĩnh.
C. Quảng
Bình.
D. Quảng
Trị.
Câu 11. Căn
cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, cho biết Khu kinh tế ven biển nào sau đây
không thuộc vùng Bắc Trung Bộ ?
A. Vũng
Áng.
B. Hòn
La.
C. Chu
Lai.
D. Nghi
Sơn.
Câu 12. Căn
cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, cho biết Khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây
không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
A. Tà
Lùng.
B.
Thanh
Thủy.
C.
Tây
Trang.
D. Cầu Treo.
Câu 13. Cả nước hình thành các vùng kinh tế
năng động thể hiện:
A. Sự chuyển
dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế.
B. Sự chuyển
dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
C. Sự chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế.
D. Sự chuyển
dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
Câu 14. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?
A. Giảm tỉ
trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
B. Trong nông
nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh.
C. Kinh tế cá
thể được thừa nhận và ngày càng phát triển.
D. Công nghiệp
là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.
Câu 15. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế:
A. Từ nền kinh
tế nhiều thành phần sang nền kinh tế tập trung nhà nước và tập thể.
B. Cả nước
hình thành 3 vùng kinh tế phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
C. Chuyển dịch
cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
D. Từ nền kinh
tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
Câu 16. Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của
nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A. tăng tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ
trọng thuỷ sản.
B. giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ
trọng thuỷ sản.
C. giảm tỉ trọng nông nghiệp, giảm tỉ
trọng thuỷ sản.
D. tăng tỉ trọng nông nghiệp, giảm
tỉ trọng thuỷ sản.
Câu 17. Xu hướng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta hiện nay là
A. tăng tỉ trọng khu
vực dịch vụ, tăng tỉ trọng khu vực nông - lâm- ngư nghiệp.
B. tăng tỉ trọng
khu vực công nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp.
C. giảm tỉ trọng khu
vực nông nghiệp và khu vực công nghiệp xây dựng.
D. tăng tỉ trọng khu
vực công nghiệp, giảm nhanh tỉ trọng khu vực dịch vụ.
3. Vận dụng
Câu 1.
Sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta có biểu hiện nào sau đây?
A. Ngành công nghiệp và xây dựng
tăng tỉ trọng.
B. Ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm tỉ trọng.
C. Nhà
nước quản lí các ngành kinh tế then chốt.
D. Xuất hiện
nhiều khu công nghiệp quy mô lớn.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://diali.dvtuan.com/
Câu 2. Ý
nào sau đây không thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta?
A. Xuất hiện các ngành công nghiệp trọng điểm.
B. Phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước.
C. Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế.
D.
Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
Câu 3. Ý nào sau đây không phải là thành tựu
của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới
A. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.
B. Chênh lệch
về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.
C. Cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo tích cực.
D. Hội nhập
nền kinh tế khu vực và toàn cầu diễn ra nhanh chóng.
Câu 4. Chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta
đang diễn ra theo xu hướng ?
A. Tăng tỉ
trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng của khu vực công
nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.
B. Tăng tỉ
trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng của khu vực nông nghiệp
và khu vực dịch vụ.
C. Tăng tỉ
trọng của khu vực dịch vụ, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và
nông nghiệp.
D. Giảm tỉ
trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công
nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.
Câu 5. Ý nào sau đây không phải là thách
thức của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới:
A. Sự phân hoá
giàu nghèo và tình trạng vẫn còn các xã nghèo, vùng nghèo.
B. Nhiều loại
tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.
C. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.
D. Những bất
cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
Câu 6. Việc giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây
công nghiệp nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A.
Tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.
B.
Phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu.
C.
Nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.
D. Chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá.
Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng với thành tựu của công cuộc
đổi mới?
A. Tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc.
B. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.
C. Sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu.
D. Kinh tế các vùng phát triển đồng đều.
Câu
8.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khu vực công nghiệp-xây dựng có tốc độ tăng nhanh
nhất trong cơ cấu nền kinh tế nước ta là
A.
nước
ta giàu tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào.
B.
chính
sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
C.
phù
hợp với xu hướng chuyển dịch của khu vực và thế giới.
D.
áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại trong sản xuất.
Câu
9.
Trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng
vì?
A.
Nước
ta có bờ biển dài, nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng.
B.
Trang
thiết bị phục vụ cho ngành thủy sản ngày càng hiện đại.
C.
Giá
trị xuất khẩu cao hơn so với các sản phẩm nông nghiệp khác.
D.
Nhu cầu của thị trường ngày càng lớn về các mặt hàng thủy sản.
Câu
10.
Hạn chế lớn nhất của sự tăng trưởng kinh tế nước ta trong thời gian qua là
A.
chủ
yếu theo bề rộng.
B.
tăng
với tốc độ chậm.
C.
tăng
với tốc độ rất nhanh.
D.
tăng đều giữa các ngành.
4. Vận dụng cao
Câu
1.
Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta là
A. các khu công nghiệp
tập trung và vùng chuyên canh được hình thành.
B. nhiều hoạt động dịch
vụ mới ra đời và hình thành các vùng động lực.
C. tỉ trọng của công
nghiệp chế biến tăng, công nghiệp khai thác giảm.
D. Nhà nước quản lí
các ngành kinh tế và các lĩnh vực kinh tế then
chốt.
Câu
2.
Phát biểu nào sau đây đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước
ta hiện nay?
A.
Tốc
độ chuyển dịch diễn ra còn chậm.
B.
Nhà
nước quản lí các ngành then chốt.
C.
Đáp
ứng đầy đủ sự phát triển đất nước.
D.
Còn chưa theo hướng công nghiệp hóa.
Câu 3. Chiến
lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là
A. tăng
trưởng kinh tế nhanh.
B. thúc
đẩy quá trình đô thị hóa.
C. thúc đẩy sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
D. tăng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao.
Câu 4. Cho biểu đồ GDP của Việt
Nam qua các năm:
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt
Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau
đây?
A.
Quy
mô GDP của Việt Nam qua các năm.
B.
Tốc
độ tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm.
C.
Quy
mô và cơ cấu GDP của Việt Nam qua các năm.
D.
Giá trị sản xuất các thành phần kinh tế ở Việt Nam qua các năm.
Câu 5.
Nguyên nhân ảnh
hưởng đến chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế ở nước ta
chủ yếu là
do
A.
nền kinh tế nước ta đang ngày
càng hội nhập với khu vực, toàn cầu.
B.
nước ta đang phát triển nền kinh
tế thị trường có định hướng XHCN.
C.
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở nước ta đang được đẩy mạnh.
D.
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập toàn cầu.
Câu 6. Chiến
lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là
A. tăng
trưởng cơ cấu kinh tế theo ngành.
B. thúc
đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.
C. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D.
tăng tỉ lệ lao động có trình độ cao.
Câu
7.
Phát biểu nào sau đây không phải với
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta?
A.
Ưu
tiên phát triển vùng sâu, xa, hải đảo.
B.
Hình
thành các vùng kinh tế trọng điểm.
C.
Phát
triển mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm.
D.
Hình thành vùng chuyên canh, trung tâm công nghiệp
Câu
8.
Cho bảng số liệu:
TỔNG
SẢN PHẨM TRONG NƯỚC GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Ở
NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ 2016
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm |
2005 |
2016 |
Kinh
tế nhà nước |
322,2 |
1297,3 |
Kinh
tế ngoài nhà nước |
382,8 |
1916,3 |
Khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài |
134,2 |
837,1 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB
Thống kê 2018)
Từ bảng số liệu
trên, nhận xét nào sau đây không
đúng về tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm
2005 - 2006.
A.
GDP
của thành phần kinh tế ngoài nhà nước giảm nhanh.
B.
GDP
của các thành phần kinh tế đều có xu hướng tăng.
C.
GDP
của thành phần kinh tế nhà nước tăng chậm nhất.
D.
GDP của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất.
Câu
9.
Hiện nay, tỉ trọng khu vực kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài trong cơ cấu GDP của nước ta tăng nhanh chủ yếu do
A.
cơ sở vật
chất và hạ tầng ngày càng
hoàn thiện.
B.
tài nguyên thiên nhiên
được khai thác tốt hơn.
C.
chính sách mở cửa hội nhập ngày
càng sâu rộng.
D. khu vực kinh tế nhà nước ngày càng yếu kém.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://diali.dvtuan.com/