Skkn Rèn luyệnkĩ năng tự học tích cực cho học sinh môn Địa lí THCS

 


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài

Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương năm 2013 về chính sách đổi mới căn bản, toàn diện GD & Đt đã đặt ra mục tiêu cụ thể:“Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất,... Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời…”.

Trong hai năm qua Dịch bệnh Covid -19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, đời sống nhân dân và lĩnh vực giáo dục cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để ngành giáo dục nhìn nhận và đánh giá nghiêm túc năng lực mà trường học cần trang bị cho học sinh để thích nghi với những biến cố, thay đổi không ngừng của thời đại.

Ý   thức tự học mở đường, kỹ năng tự học chỉ lối: Trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng, chống Covid -19, hầu hết các trường đều thiết lập nhiều hình thức học tập online để thầy cô hướng dẫn học sinh làm bài tập. Học tập trực tuyến là giải pháp thích hợp để học sinh tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình này bị hạn chế bởi thời gian và không gian tương tác, công nghệ và điều kiện của mỗi gia đình. Điều này đòi hỏi học sinh phải có ý thức tự học và chủ động trong học tập.

Kỹ năng tự học phát triển từ phƣơng pháp giáo dục của Theo NGƯT Lê Tiến Thành-Chủ tịch Hội đồng Giáo dục của Victory: “Muốn học sinh hình thành năng lực tự học, … phải tạo ra do và trao cho học sinh đủ công cụ, kiến thức, kỹ năng ….”

Vậy làm sao để hình thành cho học sinh kỹ năng tự học? Câu trả lời nằm ở phương pháp giáo dục của nhà trường và sự phối hợp tích cực giữa phụ huynh cùng giáo viên. Vai trò của giáo viên trong quá trình này là rất quan trọng. Thầy cô là người tạo môi trường và tình huống để học sinh có thể rèn luyện khả năng tự giải quyết vấn đề thông qua việc tổ chức hoạt động học và dạy cách học. Để làm được điều đó, giáo viên phải nắm vững quá trình hình thành nhận thức, thường xuyên cập nhật, thay đổi vật liệu, chọn bài tập ứng dụng có tính thực tế, liên hệ kiến thức với cuộc sống để hấp dẫn học sinh.

Đầu năm học 2021-2022, ứng phó với dịch bệnh covid: “Ngừng đến trường, nhưng không ngừng việc học” với định hướng của Bộ GD và Phòng GD Vinh trong xây dựng kế hoạch giáo dục có sự chuyển đổi linh hoạt giữa dạy học trực tiếp và trực tuyến. Khi dịch bệnh đang phức tạp để đảm bảo anh toàn tất yếu phải dạy học trực tuyến, nhằm đảm bảo cho chất lượng dạy học trực tuyến Bộ GDĐT tại CV 4040 và CV 1923 của SGD&&ĐT, trong đó đảm bảo yêu cầu thực hiện các nội dung cốt lõi, tập huấn cho giáo viên về việc xây dựng kế hoạch bài dạy trược tuyến và điểm nhấn trong cách xây dựng bài dạy trực tuyến có sự khác biệt với bài dạy trực tiếp đó là giai đoạn: chuẩn bị trước khi dạy học trực tuyến, thực ra bước này chính là hướng dẫn học sinh tự học tích cực, tự tìm tòi , khám phá kiến thức mới.

Kỹ năng tự học không phải là đòi hỏi nhất thời trong thời gian dịch bệnh mà đó là một trong những năng lực tiên quyết của công dân toàn cầu và công dân thời đại số. Vì vậy, ngay từ lúc này, các trường cần quan tâm và chú trọng hơn phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh hình thành năng lực quan trọng này.

Vậy nên, tôi lựa chọn đề tài: “Rèn luyện KN tự học tích cực cho HS môn Địa lí THCS ”. Với mong muốn góp sức mình vào việc rèn luyện kĩ năng tự học tích cực của học sinh .

2.  Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.   Mục tiêu

- Đưa ra một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tự học tích cực cho học sinh. - Rèn luyện KN tự học tích cực cho HS trong dạy học Địa lí THCS.

2.2. Nhiệm vụ.

-   Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện KN tự học tích cực.

-   Đưa ra quy trình rèn luyện kỹ năng tự học tích cực

-    Tổ chức rèn luyện KN tự học tích cực cho HS trong dạy học Địa lí cấp THCS.

-    Thực nghiệm sư phạm.Từ kết quả đạt được đề tài đưa ra các kiến nghị, đề xuất

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

-   Kỹ năng tự học tích cực Địa Lí ở cấp THCS

3.2. Phạm vi nghiên cứu

-   Phạm vi không gian: Chủ yếu ở trường THCS.

-    Phạm vi thời gian: thực hiện từ năm học 2020-2021 đến năm học 2021-2022.

-   Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu tự học tích cực của HS trên lớp và    nhà.

4.  Phương pháp nghiên cứu

4.1.   Phương pháp nghiên cứu.

4.2.  Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, thông tin: 4.3 Phương pháp quan sát, điều tra thực tế

4.4 Phương pháp chuyên gia.

4.5 Các phương pháp khác có liên quan.

5.  Cấu trúc sáng kiến.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:

-   Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn.

-Chương II: Các phương pháp rèn luyện kĩ năng tự học tích cực cho học sinh

-Chương III: Thực nghiệm sư phạm.

6. Tính mới của đề tài:

Đề tài đáp ứng được chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, đáp ứng được mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 ứng phó với dịch bệnh Covid của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Đề tài đã đưa ra được một số phương pháp rèn luyện kĩ năng tự học tích cực cho học sinh cả khi học trực tiếp cũng như dạy học trực tuyến, tự học ở nhà cũng như tự học trên lớp.

Đề tài đã thiết kế được một số kế hoạch bài dạy có rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh cả đối với dạy học trực tiếp và trực tuyến.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có tính khả thi cao.

PHẦN II. NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.

1.  Cơ sở lí luận.

1.1. Định hướng của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục

-    Thực hiện yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

-    Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021 – 2022, số 3699/BGĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và đào tạo ngày 27/08/2021 ở Mục

B:   Các nhiệm vụ cụ thể đã nêu rõ: “Chú trọng việc hướng dẫn học sinh tự học, rèn luyện cho học sinh tự học ở nhà, học trực tuyến…”.

1.2.Quan niệm hoạt động học, kĩ năng tự học, tự học tích cực

1.3. Tầm quan trọng của việc hướng dẫn học sinh tự học tích cực.

2. Cơ sở thực tiễn.

Đầu năm học 2021-2022, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều địa phương trên cả nước thực hiện chủ trương: “ngừng đến trường nhưng không ngừng dạy học”. Chính vì vậy, dạy học trực tuyến đã trở thành tất yếu.

Song học trực tuyến chỉ có hiệu quả khi mỗi người cần trau dồi và rèn luyện kỹ năng TỰ HỌC - kỹ năng quan trọng nhất và là năng lực đầu tiên bắt buộc phải có đối với mỗi “Công dân học tập” thời kỳ 4.0, và nó lại càng quan trọng hơn khi dịch bệnh kéo dài, không biết bao giờ chấm dứt.

II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Giải pháp 1: Rèn luyện kĩ năng tự học trên lớp.

1.1. Rèn kuyện kĩ năng tự học theo các nhân.

-   Phương pháp đọc tích cực SQ3R.

-   Hướng dẫn HS phương pháp sự dụng bản đồ.

-   Phương pháp đọc biểu đồ khí hậu.

-   Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng tự học cho HS.

-   Phương pháp/ kĩ thuật động não.

1.2.Rèn luyện kỹ năng tự học theo nhóm.

-   PP dạy học hợp tác theo nhóm.

-   PP dạy học giải quyết vấn đề.

Giải pháp 2 : Rèn luyện kỹ năng tự học cho HS ngoài lớp -Dạy học theo dự án.

-   Phương pháp khảo sát, điều tra trong dạy học Địa lí.

Giải pháp 3: Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh ở nhà.

-   Kỹ năng lập kế hoạch học tập.

-   Kỹ năng đọc –ghi chép sách, tài liệu tham khảo.

-   Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

-   Kỹ năng ôn bài và dự thi.

III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.

1.  Chuẩn bị thực nghiệm

2.  Chọn bài thực nghiệm.

3.  Đối tượng thực nghiệm.

4.  Đánh giá kết quả thực nghiệm.

PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT I. Kết luận

Trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đạihoá, hôị nhập quốc tế. Tự học tích cực là xu thế tất yếu của giáo dục nước ta. Đáp ứng yêu cầu đổi mới và phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường học, tự học tích cực là một trong những giải pháp quan trọng để cải thiện kết quả đầu ra tăng cường khả năng tự học, hình thành kĩ năng sống, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

II. Kiến nghị, đề xuất

Đối với các cấp lãnh đạo, quản lí nên tăng cường tổ chức các khóa học bồi dưỡng ngắn hạn, sinh hoạt chuyên đề, hướng dẫn về vấn đề rèn luyện kỹ năng tự học tích cực cho giáo viên. Tạo điều kiện để GV có thể chủ động, sáng tạo, đa dạng hoá các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá; đặc biệt là các hoạt động gắn dạy học với thực tiễn

Đối với giáo viên cần phải thường xuyên học tập, trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết về tâm sinh lí, lứa tuổi học sinh, những vấn đề lí luận về phương pháp dạy học, đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá.

Qua dạy học thực tế, tôi nhận thấy, mỗi HS đều có năng lực đặc thù riêng, nếu khéo léo kích thích, gợi mở và định hướng các em sẽ có cơ hội phát huy, tự tin là chính mình. Vì vậy, theo tôi, các cấp quản lí cũng như giáo viên, phụ huynh học sinh nên tạo điều kiện nhiều hơn nữa để các em được tham gia vào các hoạt động, dự án học tập phù hợp với khả năng của mình.

Đã từng có nhiều bài viết liên quan đến vấn đề này, trong phạm vi giới hạn của đề tài, bản thân tôi đã đề cập được một số vấn đề về rèn luyện kĩ năng tự học tích cực,    một số biện pháp và hiệu quả khi thực hiện đề tài. Tuy nhiên, do hiểu biết còn nhiều hạn hẹp nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô và đồng nghiệp.

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Mới hơn Cũ hơn

QC

QC