Skkn Giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa qua bài dạy Địa lí

 


1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn sáng kiến

          Việt Nam tiến hành mở cửa trên mọi lĩnh vực, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Giáo dục đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống”. Mục tiêu giáo dục đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học, trong đó có môn Địa lí.

Trong những thập kỉ gần đây, do môi trường sinh thái toàn cầu và khu vực ngày càng suy thoái làm cho khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường, phức tạp. Thiên tai ngày càng khóc liệt, khó lường không những gây tổn thất về kinh tế, cơ sở vật chất, giảm tăng trưởng kinh tế mà còn trực tiếp cướp đi sinh mạng của nhiều người dân, đưa nhiều gia đình đến với ranh giới của sự đói nghèo. Vì vậy, vấn đề giáo dục cho học sinh ý thức phòng chống thiên tai, cung cấp kiến thức, hình thành các kỹ năng, năng lực ứng phó với thảm họa thiên tai có thể xảy ra và chung sống với thiên tai là một nhiệm vụ rất quan trọng của ngành Giáo dục nước ta hiện nay.

Huyện Quảng Ninh là một vùng bán sơn địa, địa hình một số vùng đi lại còn khó khăn. Nhất là vào mùa mưa lũ, các em học sinh đi học phải qua vùng trũng dễ ngập lụt, đi qua quãng đường dài qua ngầm nước sâu, địa hình đồi núi thường xuyên xảy ra sạt lở đất vào mùa mưa lũ để đến trường rất nguy hiểm. Trong khi đó, các em chưa có những kỹ năng cơ bản để ứng phó khi có lũ lụt hay sạt lở đất.

Trong các môn học, Địa lí là bộ môn có rất nhiều nội dung có thể lựa chọn để tích hợp giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa, thông qua nhiều hình thức dạy học khác nhau.

          Tuy nhiên, trên thực tế việc giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa qua bài dạy Địa lí còn ít phổ biến. Do vậy mà nhiều giáo viên gặp khó khăn trong việc thiết kế bài dạy và lồng ghép giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa.

          Từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa qua bài dạy Địa lí” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.

1.2. Điểm mới của sáng kiến

Hiện nay ở Việt Nam một số tác giả nghiên cứu về vấn đề giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa qua bài dạy Địa lí. Tuy nhiên, nghiên cứu hầu hết mang tính khái quát, chung chung chưa đi sâu nghiên cứu áp dụng  trong các nội dung bài học cụ thể ở trường THCS. Mặt khác các tài liệu, đề tài nghiên cứu vẫn chưa chỉ rõ các biện pháp, phương pháp cụ thể, kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa qua bài dạy Địa lí. Bên cạnh đó, nhiều đề tài chưa đưa ra các hình thức tổ chức dạy học cụ thể, phù hợp đối với vấn đề này.

Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Địa lí tôi thấy sự cần thiết trong việc giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa cho học sinh. Chính vì lẽ đó tôi ấp ủ suy nghĩ, hướng tới viết đề tài này. Đề tài đã đáp ứng một số tiêu chí sau :

         - Đi sâu phân tích thực trạng vấn đề giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa qua bài dạy Địa lí.

         - Trình bày, phân tích các biện pháp giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa qua bài dạy Địa lí một cách cụ thể.

         - Đưa ra các hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho từng nội dung, từng bài học, đối tượng học sinh trong việc ứng phó với thiên tai thảm họa qua bài dạy Địa lí tạo sự hứng thú cho học sinh.

        - Nêu các ví dụ cụ thể cho một số nội dung bài học trong môn Địa lí THCS.

        - Trình bày một giáo án cụ thể, chi tiết minh họa giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa qua một bài dạy Địa lí.

 

 

 

 

2. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Thực trạng về giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa qua bài dạy Địa lí.

2.1.1. Những thuận lợi khi  giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm học qua bài dạy địa lí

           Việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp” ở các trường phổ. Chính vì vậy, trên quan điểm chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục đào tạo Quảng Bình, Phòng giáo dục đào tạo Quảng Ninh đã tổ chức các buổi tập huấn về phương pháp giảng dạy có tích hợp giáo dục kỹ năng sống ở các bộ môn, trong đó có bộ môn Địa lí nhằm giúp giáo viên có những phương pháp dạy học tích cực, có hiệu quả để giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa vào những tiết dạy Địa lí đạt hiệu quả cao.

           Trong chương trình Địa lí có nhiều bài, nhiều nội dung để giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa bởi nội dung môn Địa lí cung cấp cho học sinh những kiến thức về tự nhiên đại cương, Địa lí các châu lục và các vấn đề về tự nhiên Việt Nam, trong đó có những vấn đề về thiên tai thảm họa phổ biến hiện nay như bão, lũ lụt, sạt lở đất, giông, sấm sét, sóng thần, động đất…Thông qua những nội dung này có thể giáo dục cho các em kỹ năng ứng phó và có thể bảo vệ mình trước thiên tai thảm họa có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống và an toàn của các em.

           Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nơi được xem là vùng “Rốn bão” của thế giới, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai. Đặc biệt, vùng duyên hải Miền Trung trong đó có tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Quảng Ninh nói riêng hàng năm phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề từ thiên tai. Các em học sinh đã trực tiếp nhìn thấy được những hậu quả đó. Chính điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tích hợp giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa đạt hiệu quả cao hơn và tạo sự hứng thú học tập cho học sinh.

           Ban giám hiệu nhà trường, Liên đội, Chi Đoàn thường xuyên phối hợp với địa phương tổ chức các buổi ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp tìm hiểu về các biện pháp phòng chống các loại thiên tai phổ biến nhằm giúp học sinh hiểu biết những hậu quả nghiêm trọng do thiên tai gây ra, từ đó giáo dục ý thức phòng chống thiên tai cho các em học sinh.

           Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức cho giáo viên đăng ký nội dung tự bồi dưỡng và đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Vì vậy, trong suốt năm học tôi đã có thời gian tìm tòi, nghiên cứu sâu hơn vấn đề về giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa, từ đó đã góp phần nâng cao chất lượng nội dung nghiên cứu và vận dụng vào giờ dạy nhiều hơn.

           Bản thân là một giáo viên chuyên ngành Địa lí, luôn có ý thức trong công tác chuyên môn, tự bồi dưỡng, tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp, chăm chút cho từng bài giáo án để nâng cao hiệu quả giờ dạy và đã chú ý giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa vào một số giờ dạy đạt hiệu quả cao.

2.1.2. Những khó khăn khi giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa qua bài dạy Địa lí

          Qua nhiều năm thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, học sinh vẫn còn lúng túng trong việc tiếp thu kiến thức mới cũng như sự đổi mới phương pháp dạy học.

          Với học sinh các trường ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn thì gặp không ít những bất cập như: các em không có nhiều thời gian đầu tư cho việc học vì phải giúp gia đình làm việc, ý thức chịu khó học tập của một bộ phận học sinh và mối quan tâm của phụ huynh thể hiện chưa cao.         

          Quan điểm của xã hội hiện nay nói chung, của học sinh, phụ huynh nói riêng vẫn cho môn Địa lí là môn phụ nên chưa có ý thức say mê, yêu thích bộ môn này.

          Nội dung giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa thể hiện chưa rõ ràng ở trong chương trình và sách giáo khoa Địa lí nên đa số các em vẫn hình dung bài học chỉ là môn Địa lí mà thôi. Giáo viên mở rộng thêm về giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa thì học sinh cũng chỉ coi là nội dung bên ngoài, chưa tập trung chú ý. 

          Trong giảng dạy Địa lí, đặc biệt là chương trình Địa lí 8 và 9, việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa còn rất ít giáo viên quan tâm do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu do khối lượng kiến thức quá nặng mà thời gian ít, những kiến thức cần giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa chỉ là một đơn vị kiến thức nhỏ trong một bài học nên giáo viên nhiều khi chưa quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy.

          Tích hợp giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa trong dạy học Địa lý chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục. Giáo án của giáo viên chưa chỉ rõ nội dung tích hợp do giáo viên chưa quan tâm đến vấn đề này.

          Nhiều giáo viên còn gặp khó khăn khi thiết kế các mô đun giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa trong việc tổ chức các buổi ngoại khóa, các câu lạc bộ Địa lí.  Để làm được điều này có chất lượng phải đòi hỏi có nhiều thời gian và phụ thuộc và kỹ năng, trình độ của giáo viên. Do đó, trong các trường Trung học cơ sở vấn đề này chưa được áp dụng rộng rãi và thường xuyên.

          Ngoài ra, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học còn thiếu và xuống cấp có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy và học. Đặc biệt là tranh, ảnh, các thiết bị dạy học hiện đại.

           Từ những khó khăn trên đã làm cho nhận thức của học sinh về các giải pháp phòng chống các thiên tai thảm họa rất thấp. Qua khảo sát điều tra đầu năm học của các khối lớp về nhận thức của học sinh về các giải pháp phòng chống thiên tai thảm họa đã làm cho tôi trăn trở, băn khoăn rất nhiều.

Khối

Sỉ số

Nhận thức

chưa đúng

Nhận thức

đúng

SL

TL %

SL

TL%

K6

87

61

70,1

26

29,9

K7

100

78

78,0

22

22,0

K8

61

49

80,3

12

19,7

K9

118

65

55,1

53

44,9

2.2. Biện pháp giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa qua bài dạy Địa lí

2.2.1 Xác định địa chỉ giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa qua bài dạy Địa lí.

Trước tiên giáo viên cần xác định địa chỉ cần giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa cụ thể là gì qua từng bài học, sau đó căn cứ vào thời lượng của bài học đó mà xác định hình thức tích hợp giáo dục sao cho phù hợp như có thể tích hợp ở mức độ toàn phần, mức độ bộ phận, hay chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ.

Ví dụ: Giáo viên có thể xác định một số địa chỉ giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa trong chương trình Địa lí 6 như:

- Bài 12: mục 2: Núi lửa và động đất.

- Bài 13: mục 1: Núi và độ cao của núi (giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai như: sạt lở đất, lũ quét ở vùng núi...).

- Bài 24: mục 2: Sự vận động của nước biển và đại dương (giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa sóng thần, triều cường).

Ngoài những địa chỉ giáo dục kỹ năng sống trong các giờ dạy trên lớp, giáo viên có thể tổ chức các buổi ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp với chủ đề giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa qua bài dạy Địa lí bằng cách thiết kế các môđun tích hợp toàn phần.

2.2.2. Xác định nội dung giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa qua bài dạy Địa lí.

          Để bài dạy Địa lí có tích hợp giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa đạt hiệu quả cao, giáo viên cần xác định rõ nội dung các loại thiên tai thảm họa cần giáo dục cách ứng phó trong những bài đó.

          Tùy vào từng nội dung bài học để giáo viên xác định các nội dung giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa sao cho phù hợp. Tránh trường hợp đi sâu vào giáo dục kỹ năng sống mà quên đi nội dung bài học.     

Ví dụ: Trong chương trình địa lí 8, khi dạy bài 31“Đặc điểm khí hậu Việt Nam” ở mục 2: “Tính chất đa dạng và thất thường” giáo viên có thể lồng ghép giáo dục kỹ năng sống ứng phó với các loại thiên tai phổ biến ở nước ta, đặc biệt là các thiên tai phổ biến ở địa phương mà các em thường gặp như: bão lụt, lũ quét…

2.2.3. Xác định hình thức giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa qua bài dạy Địa lí.

          Trên cơ sở những nội dung giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa đã xác định, giáo viên lựa chọn hình thức dạy học sao cho phù hợp để phát huy được tính tích cực, thu hút được niềm say mê của học sinh.

          Các hình thức dạy học có thể được sử dụng như: dạy học chính khóa trên lớp thông qua các tiết dạy Địa lí hoặc tổ chức các buổi ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề có nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa.

Ví dụ:

          Đối với hình thức dạy học chính khóa trên lớp: Trong chương trình Địa lí 9, khi dạy bài 19 “Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ” mục 2 “Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên”, sau khi đề cập đến một số khó khăn về tự nhiên của vùng là chịu ảnh hưởng của thiên tai đặc biệt là sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi, giáo viên lồng ghép giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi, từ đó hình thành cho học sinh một số kỹ năng ứng phó với thiên tai.

          Đối với hình thức dạy học ngoài lớp (ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp): ngoài những giờ Địa lí trên lớp, giáo viên cũng có thể tổ chức các buổi ngoại khoá tìm hiểu về cách phòng chống một số loại thiên tai thảm họa thường gặp dưới dạng các cuộc thi giữa các lớp.

2.2.4. Xác định các phương pháp giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa qua bài dạy Địa lí.

2.2.4.1. Phương pháp trực quan

Trong dạy học Địa lí, việc sử dụng các phương tiện trực quan có ý nghĩa rất lớn. Bởi vì, học sinh chỉ có thể quan sát được các sự vật, hiện tượng địa lí thông qua các phương tiện trực quan mà các em không nhìn thấy trực tiếp.

* Sử dụng bản đồ giáo khoa, Át lát Địa lí

Bản đồ giáo khoa là “Cuốn sách giáo khoa thứ hai” của môn Địa lí và nó cũng là một trong những phương tiện trực quan để học sinh khai thác tri thức. Tùy thuộc vào nội dung của bài học để giáo viên lựa chọn bản đồ sao cho phù hợp.

Ví dụ: khi dạy bài 32  “Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta”, giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam (trang 7) và kiến thức đã học, hãy xác định hướng di chuyển của bão, tần suất, phạm vi ảnh hưởng và hậu quả do bão gây ra ở nước ta.

*  Sử dụng tranh, ảnh địa lí

Việc sử dụng tranh, ảnh có nội dung về hậu quả của các loại thiên tai thảm họa giúp học sinh có thể dễ dàng nhận biết được nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của các loại thiên tai.

Ví dụ: Cho học sinh quan sát một bức ảnh hậu quả của một cơn bão để học sinh thấy được hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra, từ đó giáo dục kỹ năng sống ứng phó khi có bão.

*  Sử dụng băng, đĩa hình

Băng, đĩa hình là một loại phương tiện trực quan có nhiều ưu điểm trong việc cung cấp những thông tin về nguyên nhân, đặc điểm và hậu quả của các loại thiên tai thảm họa, tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục kỹ năng sống cho các em.

          Ví dụ: Khi dạy bài 25 “Vùng Bắc Trung Bộ” trong mục 2 khi phân tích những khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, giáo viên cho học sinh xem đoạn phim về hậu quả của cơn bão Haizan xảy ra vào năm 2013 đã để lại những hậu quả nghiêm trọng. Từ đó, hình thành cho học sinh kỹ năng và ý thức trong việc phòng chống thiên tai.

2.2.4.2. Phương pháp sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê

Phương pháp sử dụng biểu đồ, bảng số liệu thống kê giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội.

Những biểu đồ, bảng số liệu có thể sử dụng để minh họa cho giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa như: Biểu đồ khí hậu (học sinh có thể so sánh sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa giữa các năm với nhau), bảng số liệu về tần suất của các cơn bão qua một số năm… giáo viên phân tích mối quan hệ nhân quả để liên hệ, dẫn dắt học sinh tìm ra nguyên nhân, hậu quả của một số loại thiên tai. Từ đó đưa ra một số giải pháp để ứng phó với thiên tai.

2.2.4.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa các loại thiên tai thảm họa của địa phương

          Phương pháp khảo sát điều tra các loại thiên tai thảm họa của địa phương là phương pháp giáo dục cho học sinh khả năng ứng phó với thiên tai thảm họa mang tính thực tiễn cao. Học sinh có điều kiện để nghiên cứu, điều tra về các loại thiên tai của địa phương mình. Giáo viên căn cứ vào các vấn đề thiên tai thảm họa của địa phương, xác định các chủ đề để hướng dẫn học sinh nghiên cứu.

          Ví dụ:  Đối với học sinh ở huyện Quảng Ninh có thể hướng dẫn học sinh nghiên cứu vấn đề bão lụt, lũ quét, gió Lào...

          Để hướng dẫn học sinh tiến hành khảo sát, điều tra thiên tai thảm họa của địa phương hiệu quả, giáo viên cần tiến hành theo các bước sau:

          Bước 1: Lựa chọn chủ đề khảo sát điều tra

          Bước này giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn chủ đề khảo sát điều tra về thiên tai thảm họa của địa phương trước đó một đến hai tháng. Có thể tổ chức các buổi ngoại khóa, hoặc các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp.

          Bước 2: Khảo sát, điều tra, thu thập thông tin, tư liệu về thiên tai thảm họa của địa phương.

          Ở bước này học sinh sử dụng nhiều phương pháp để thu thập thông tin, tư liệu về thiên tai thảm họa của địa phương như:

          - Khảo sát thực địa, quan sát các loại thiên tai thảm họa của địa phương.

          - Phỏng vấn người dân và những người có chức trách ở địa phương về thiệt hại của các loại thiên tai thảm họa đã xảy ra trước đó.

          - Thu thập thông tin về thiên tai thảm họa của địa phương qua các phương tiện thông tin, internet.

          - Ghi lại những hiểu biết của mình về các loại thiên tai thảm họa của địa phương nơi các em sống.

          Bước 3: Học sinh trình bày kết quả khảo sát điều tra và đưa ra những giải pháp, kiến nghị về phòng chống, ứng phó với thiên tai thảm họa

          Phần quan trọng nhất trong các sản phẩm sau quá trình học sinh tiến hành khảo sát điều tra, học sinh phải đánh giá được thực trạng và hậu quả của các loại thiên tai thảm họa ở địa phương, học sinh đưa ra một số giải pháp ứng phó với thiên tai thảm họa. Trên cơ sở đó, giáo viên tổng kết một số loại thiên tai thường gặp nhất ở địa phương và cách ứng phó với những loại thiên tai đó.

2.2.4.4. Phương pháp viết báo cáo

          Viết báo cáo là phương pháp rất thích hợp để tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Địa lí có nội dung giáo dục phòng chống thiên tai thảm họa. Sau các buổi ngoại khóa đó, giáo viên đưa ra một số chủ đề tương ứng với chương trình các khối, lớp và yêu cầu học sinh viết báo cáo về những kiến thức mà mình đã thu được từ buổi ngoại khóa.

          Ví dụ:  Các chủ đề phòng chống thiên tai thảm họa trong chương trình Địa lí 6 là vấn đề về động đất, sóng thần. Chương trình địa lí lớp 7 như vấn đề khô hạn ở châu Phi. Chương trình lớp 8 như: bão, lũ lụt ở Việt Nam hay các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt trong chương trình địa lí 9 là các vấn đề nổi bật về thiên tai thảm họa của địa phương, vùng miền như: bão, lũ lụt ở các tỉnh duyên hải Miền Trung, lũ quét ở Tây Nguyên, sạt lở đất ở Trung du miền núi Bắc Bộ hay lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long.

2.2.4.5. Phương pháp dạy học nhóm

Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.

           Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh.

          Ví dụ: khi dạy bài 22 Biển và đại dương” ở mục 2: Sự vận động của nước biển và đại dương” giáo viên chia lớp thành 2 nhóm lớn:

          + Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp ứng phó với Sóng thần.

          + Nhóm 2: Tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp ứng phó với triều cường.

          Sau đó, đại diện các nhóm trình bày kết quả, bổ sung cho nhau và giáo viên chốt lại kiến thức chính.

2.2.3. Giáo án minh họa giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm học qua bài dạy địa lí

2.2.3.1. Giáo án minh họa giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa qua một bài dạy Địa lí

Tiết 14 - Bài 12

TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI  LỰC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I. Mục tiêu  bài học:

1. Kiến thức:

          - Học sinh hiểu nguyên nhân của việc hình thành địa hình trên bề mặt trái đất là do tác động của nội lực và ngoại lực.

- Hai lực này luôn có tác động đối lập nhau.

          - Hiểu được cấu tạo của ngọn núi lửa, nguyên nhân sinh ra và tác hại của hiện tượng núi lửa, động đất.

 2. Kĩ năng:

 - Quan sát tranh ảnh.

3. Thái độ:

          - Giúp các em hiểu biết về tác hại và kĩ năng ứng phó với thiên tai, thảm họa.

4. Định hướng phát triển năng lực:

          - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, quản lý, ngôn ngữ, giao tiếp.

          - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên

- Tranh núi lửa.

- Video về hậu quả của sóng thần đến đời sống con người.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập.

- Chuẩn bị trước bài ở nhà.

III. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số

2. Kiểm tra bài cũ:

          Thu vở thực hành một số học sinh chấm lấy điểm

3. Bài mới:

Hoạt động của GV – HS

Nội dung chính

* Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của nội lực và ngoại lực

GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức (SGK) cho biết:

- Nguyên nhân nào sinh ra sự khác biệt của địa hình bề mặt trái đất?

(Nội lực, ngoại lực)

-Thế nào là nội lực?

(Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất. ).

- Ngoại lực là gi`?

 (Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu là 2 quá trình: Phong hoá các loại đá và xâm thực (Nước chảy, gió).

? Tại sao nói nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau ?

 

 

 

 

 

 

 

 

* Hoạt động 2: Tìm hiểu Núi lửa và động đất.

GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức trong (SGK) và Hình 31, 32, 33 (SGK) cho biết:

- Núi lửa là gì ?

(Là hình thức phun trào mácma dưới sâu lên mặt đất)

? Quan sát hình 31, cho biết cấu tạo của núi lửa?

- Thế nào là núi lửa đang phun trào, núi lửa đã tắt?

(Núi lửa đang phun hoặc mới phun là núi lửa đang hoạt động. Núi lửa ngừng phun đã lâu là núi lửa tắt.)

? Thế nào là động đất?

(Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ trong lòng đất, ở dưới sâu, làm cho các lớp đá rung chuyển dữ dội)

- Những thiệt hại do động đất gây ra?

 (Chết nhiều người, phá hủy nhà cửa, đường sá, cầu cống, công trình xây dựng, của cải.)

- Người ta dùng cơ sở nào để đo được những chấn động của động đất?

? Động đất dưới lòng biển và đại dương gây nên hiện tượng gì?

( Sóng thần)

* Tích hợp giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa

- GV cho HS xem một đoạn video hoặc  một số tranh ảnh về tác hại của động đất, sóng thần.

? Các nước hay chịu thiệt hại do động đất thường có giải pháp gì để hạn chế tác hại của nó?

(Tăng cường công tác cảnh báo, xây dựng nhà ở, cao ốc bằng các vật liệu chịu được sự rung lắc)

? Theo em ở Việt Nam có xảy ra động đất không?

(Có. Ví dụ như ở Điện Biên, Quảng Nam)

? Khi xảy ra động đất, chúng ta cần làm gì?

- HS: Kể một số cách ứng phó, giảm thương tích khi xảy ra động đất.

- GV: Khi xảy ra động đất các em cần:

+ Ngay lập tức ngắt cầu dao điện, ngắt bếp gas, khóa van tự động bếp gas.

+ Nhẩm trong đầu nguyên tắc núp - che - giữ”.

+ Nếu đang ở trong nhà, hãy cứ ở đó, chui xuống một cái bàn, dùng tay và lưng hơi nâng nó lên và kéo rê tơi sát góc tường hoặc cửa ra vào.

+ Nếu đang ở trên lầu thì không chạy xuống tầng dưới hoặc lao ra ngoài khi tòa nhà đang rung chuyển, nếu không có thể sẽ bị tường đổ hoặc các vật dụng đè lên.

+ Không được ở trong nhà bếp, đó là nơi nguy hiểm khi có động đất.

+ Nếu đang ở trong lớp học hoặc công sở nên núp vào gầm bàn, lấy cặp, túi xách che lên đầu.

+ Nếu đang ở ngoài đường, hãy tránh xa các cao ốc, đường điện cao thế, trụ điện, ống khói… tất cả những thứ có thể ngã đổ lên người.

1. Tác dụng của nội lực và ngoại lực.

 

* Nội lực.

- Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất

 

 

 

*  Ngoại lực.

- Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

*  Tác động của nội lực và ngoại lực:

- Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.

- Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình.

- Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình bề mặt Trái Đất có nơi cao, thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề.

2. Núi lửa và động đất.

 

a.  Núi lửa.

- Là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất.

- Mác ma: Là những vật chất nóng chảy, nằm ở dưới sâu, trong vỏ Trái Đất, nơi có nhiêt độ trên 10000C.

 

 

 

b. Động đất.

- Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm sâu trong lòng đất, làm cho các lớp đá gần mặt đất rung chuyển.

- Tác hại của động đất và núi lửa: gây thiệt hại lớn về người và của

 

IV. Kết thúc và hướng dẫn học tập

1. Tổng kết

? Thế nào là nội lực, ngoại lực? Tại sao nói nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau?

? Thế nào là núi lửa, động đất ? Nêu những hậu quả do động đất và núi lửa gây ra ? Em cần làm gì khi có động đất ?

=> Giáo viên tổng kết nội dung bài học

2. Hướng dẫn học tập:

- Học và trả lời câu hỏi ở SGK.

- Hoàn thành bài tập trong vở bài tập bản đồ.

- Đọc bài đọc thêm. (SGK).

- Nghiên cứu trước Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất.

+ Học sinh khá - giỏi : so sánh núi già và núi trẻ

+ Học sinh yếu - trung bình : kể tên các dạng địa hình bề mặt trái đất

- Tìm hiểu các dạng địa hình bề mặt Trái đất, trả lời các câu hỏi giữa bài và cuối bài

 Như vậy, để giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa khi dạy bài 12 “Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất” giáo viên cần thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Xác định địa chỉ giáo dục kỹ năng sống (Bài 12 - Mục 2: Núi lửa và động đất) và mức độ tích hợp (Tích hợp bộ phận và liên hệ).

- Bước 2: Xác định nội dung giáo dục kỹ năng sống: Biện pháp ứng phó khi có động đất xảy ra.

- Bước 3: Xác định hình thức giáo dục kỹ năng sống: dạy học trên lớp.

- Bước 4: Xác định phương pháp tích hợp: Phương pháp trực quan.

2.2.3.2. Giáo án minh họa giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa qua bài dạy Địa lí dưới hình thức hoạt động ngoại khóa.

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

1. Chủ đề: Tìm hiểu về cách phòng chống một số loại thiên tai thảm họa thường gặp

2. Dạng bài: Tích hợp toàn phần.

3. Mục tiêu.

Sau khi tham dự vào buổi ngoại khóa, học sinh nắm được.

-  Kiến thức.

+ HS có những hiểu biết về các thiên tai trên Trái Đất.

+ HS hình thành kĩ năng phát hiện được các thiên tai, kĩ năng đối phó với thiên tai xảy ra bất ngờ.

          + HS nắm được các biện pháp ứng phó với một số loại thiên tai thường gặp

- Kĩ năng.

          + Kĩ năng tìm tòi.

          + Kĩ năng làm việc theo nhóm.

+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của bản thân.

+ Kĩ năng phân tích, đối chiếu, so sánh các thông giữa các nhóm.

+ Kĩ năng vận dụng bài học vào cuộc sống.

- Thái độ.

          + Biết giúp đỡ mọi người khi thiên tai xảy ra.

          + Chung tay giải quyết những hậu quả sau thiên tai.

- Tài liệu và phương tiện.

          - Đoạn phim về thiên tai.

          - Tranh ảnh về hậu quả của thiên tai.

          - Các tình huống.

4. Tiến trình hoạt động.

a. Giới thiệu

          GV kể một câu chuyện: Vào năm 2005, ở Phuket - Thái Lan, một trận sóng cao khoảng 5-20m đổ bộ vào bờ biển cuốn trôi mọi thứ, chỉ một số ít người sống sót được. Sau hiểm họa sóng thần, mảnh đất Phuket tan hoang, một khu du lịch xinh đẹp biến đâu mất chỉ còn là đóng tro tàn đổ nát. Như vậy, thiên tai là mối hiểm hoạ lớn của loài người. Vậy làm sao để hạn chế được những thiệt hại do thiên tai gây ra, điều đó tuỳ thuộc vào mỗi chúng ta. Mỗi người cần rèn luyện các kĩ năng phòng chống thiên tai, thảm hoạ. Buổi ngoại khóa hôm nay, sẽ tổ chức cuộc thi tìm hiểu các thiên tai và biện pháp phòng chống nhằm nâng cao sự hiểu biết của các em.

b. Nội dung các hoạt động

Hoạt động 1: Thi tìm hiểu về thiên tai trên Trái Đất.

          Có 4 đội chơi. Mỗi đội gồm 5 em lần lượt trải qua 4 vòng thi.

Vòng 1: Khởi động

          Trong vòng một phút, đội nào ghi được nhiều đáp án ra bảng thì đội đó sẽ giành được điểm số cao nhất là 40 điểm, đội nhiều thứ hai được 30 điểm, đội nhiều thứ ba được 20 điểm, đội cuối cùng được 10 điểm.    

Em hãy kể các thiên tai trên Trái Đất ?

 (Động đất, núi lửa, đất trượt, núi lở, lũ lụt, hạn hán, sóng thần, thủy triều dâng, vòi rồng, bão, giông tố, sấm chớp, mưa đá và  sương muối...)

Vòng 2: Vượt chướng ngại vật:

Có 8 hàng ngang và 1 hàng dọc, các nhóm lần lượt mở các ô bằng cách trả lời câu hỏi tương ứng với các ô. Nếu trả lời đúng, mỗi nhóm được 10 điểm, nhóm mở ô được 15 điểm.

- Hàng ngang:

1. Hiện tượng thiên tai xuất hiện ở vùng ven biển, có thể xảy ra sau những trận động đất mạnh hoặc núi lửa phun trào dưới đáy biển, có sức tàn phá một vùng rộng lớn.

2. Hiện tượng thiếu nước trong thời gian dài, đất đai khô cằn và nứt nẻ.

3. Sự đứt gãy của lớp vỏ Trái đất gây ra hiện tượng này.

4. Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên chịu ảnh hưởng của thảm họa này.

5. Hiện tượng nước dâng cao, tràn vào nhà và nhấn chìm mọi vật.

6. Hiện tượng đất đá chuyển động rất nhanh từ các sườn dốc ở khu vực đồi núi.

7. Hiện tượng được  hình thành trong các đám mây đối lưu.

8. Hiện tượng này thường được hình thành ở vùng nước ấm, không khí ẩm ướt và gió hội tụ.

- Hàng dọc:

Hiện tượng thiên nhiên gây nguy hiểm cho con người và động vật.

=> Đáp án:

1

 

 

 

 

 

S

Ó

N

G

T

H

N

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

H

N

H

Á

N

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

N

Ú

I

L

A

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

T

R

 Ì

Ê

U

C

Ư

N

G

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

N

G

P

L

T

6

 

 

 

 

 

 

 

S

T

L

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

M

Ư

A

Đ

Á

 

 

 

 

8

 

Á

P

T

H

P

N

H

I

T

Đ

I

 

Vòng 3: Tăng tốc.

          Gồm 4 câu hỏi về thiên tai…Nhóm nào trả lời chính xác, nhanh nhất được 40 điểm, nhóm trả lời chính xác, nhanh thứ nhì được 30 điểm, nhóm trả lời chính xác và nhanh thứ 3 được 20 điểm, nhóm cuối cùng trả lời chính xác được 10 điểm, trả lời sai không được điểm.

1. Đây là hiện tượng thiên tai gì?

- Nhật Bản là nơi tập trung nhiều nhất hiện tượng thiên tai này.

- Là sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất.

- Gây sạt lở, đất nứt...và thường kèm theo hiện tượng sóng thần.

=> Đáp án: Động đất

2. Đây là hiện tượng thiên tai gì?

- Ở nước ta phổ biến loại thiên tai này.

- Năm 1999, thiên tai được coi là lớn nhất trong lịch sử ở Miền Trung.

- Nó làm ngập nhà cửa, phá huỷ cơ sở hạ tầng, làm thiệt hại người và của.

=> Đáp án: Lũ lụt

3. Đây là hiện tượng thiên tai gì?

- Hiện tượng thiên tai này thường xảy ra ở miền núi.

- Ở nước ta, thiên tai này thường xảy ra ở Trung du miền núi phía Bắc.

- Khi có mưa to sẽ dẫn đến thiên tai này.

=> Đáp án: Lở núi

4. Đây là hiện tượng thiên tai gì?

- Thường xảy ra ở nước ta từ tháng 5 đến cuối tháng 11.

- Mưa to kèm theo gió mạnh, có thể gây ngập lụt trên diện rộng.

- Thường được hình thành từ biển Đông và Thái Bình Dương.

=> Đáp án: Bão

Vòng 4: Về đích.

          Nhóm cử một đại diện lên bốc thăm chủ đề và bình luận về chủ đề đó. Thang điểm đánh giá là 100 điểm.

Câu 1: Sau khi có động đất xẩy ra, em sẽ làm gì?

             - Kiểm tra thử có ai bị thương không. Đừng di chuyển người bị thương trừ khi họ ở gần dây điện hay những nguy hiểm khác. Gọi cấp cứu nếu có người tắt thở. Nếu bị nhà sập, gây tiếng động để kêu cứu.

             - Mở rađiô để xem có tin tức khẩn cấp không.

             - Động đất sẽ làm đứt dây điện, gas, hay nước. Nếu ngửi thấy có mùi hôi, mở cửa sổ và tắt đường gas, đừng tắt mở máy nào hết, và ra ngoài. Thông báo các nhà chức trách.

Câu 2: Khi nghe thông tin có bão chuẩn bị đổ bộ, em sẽ làm gì?

- Cùng cha mẹ chằng chống nhà cửa để chống chịu được gió to.

- Cất sách vở và các giấy tờ có liên quan vào túi ni lông.

- Giúp cha mẹ dự trữ lương thực, thuốc men, nước uống và các vật dụng cần thiết khác lên chỗ cao ráo, an toàn.

- Luôn thao dõi các thông tin về bão để có những hành động kịp thời.

Hoạt động 2: Tổng kết

- Giáo viên tổng kết cuộc thi. Nhận xét về thái độ, hành vi của các em.

- Giáo viên cho học sinh xem một số video về các thiên tai phổ biến ở nước ta và hậu quả của nó, từ đó góp phần giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa cho các em.

Hoạt động 3:  Bài kiểm tra đánh giá

Câu hỏi: Mô tả lại hiểu biết của em về một loại thiên tai thảm họa trong tự nhiên. Nếu ở trong thiên tai đó, các em sẽ làm gì để giúp cho bản thân an toàn ? Các em đã học được những gì từ kinh nghiệm đó?

Như vậy đối với việc thiết lập môđun hoạt động ngoại khóa với nội dung giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa, giáo viên cần thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Xác định chủ đề giáo dục kỹ năng sống (chủ đề: Tìm hiểu về cách phòng chống một số loại thiên tai thảm họa thường gặp) và mức độ tích hợp (toàn phần).

- Bước 2: Xác định nội dung giáo dục kỹ năng sống: Cách nhận biết và ứng phó với một số loại thiên tai thường gặp.

- Bước 3: Xác định hình thức giáo dục kỹ năng sống: hoạt động ngoại khóa thông qua cuộc thi.

- Bước 4: Xác định phương pháp tích hợp: Phương pháp trực quan, phương pháp viết báo cáo, phương pháp điều tra thực địa và phương pháp thảo luận nhóm.

Việc giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa qua bài dạy Địa lí như trên đã làm cho nhận thức học sinh thay đổi trong cách tiếp cận các nội dung kiến thức. Không chỉ có những nhận thức, hành vi đúng đắn về cách ứng phó với một số loại thiên tai thường gặp mà còn ham thích học tập bộ môn Địa lí. Điều này thể hiện qua chất lượng học tập bộ môn Địa lí. Cụ thể sau khi áp dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa thông qua hoạt động ngoại khóa, chương trình chính khóa trên lớp với câu hỏi kiểm tra đánh giá, kết quả của học sinh như sau:

Khối

Sỉ số

Nhận thức

chưa đúng

Nhận thức

đúng

SL

TL %

SL

TL%

K6

87

15

17,2

72

82,8

K7

100

13

13,0

87

87,0

K8

61

9

14,8

52

85,2

K9

118

17

14,4

101

85,6

 

 

3. PHẦN KẾT LUẬN

1. Ý nghĩa của sáng kiến:

            Giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa là hết sức cần thiết. Từ thực tế giảng dạy, và qua việc áp dụng các biện pháp nói trên để giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa trong dạy học Địa lí có hiệu quả, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:

- Để giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai, trước tiên giáo viên cần phải xác định được địa chỉ và mức độ tích hợp trong các bài học, có thể là tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận hoặc chỉ ở mức độ liên hệ.

- Giáo viên cần xác định hình thức giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai trước khi soạn giảng nhằm chủ động trong giờ dạy. Đặc biệt cần tạo ra những tình huống có vấn đề hấp dẫn để lôi cuốn học sinh tham gia giải quyết các tình huống đó, nhất là những tình huống mang tính thời sự có liên quan đến biến đổi khí hậu.

          - Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.

          - Để giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai trong dạy học Địa lí có hiệu quả, giáo viên cần phải có phương pháp dạy học linh hoạt và sáng tạo, phải tìm mọi cách để cải tiến cách dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.

          - Phương tiện dạy học phải đầy đủ, giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học một cách hiệu quả nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh.

          - Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với Liên đội thường xuyên tổ chức các cuộc thi, các trò chơi có nội dung gắn liền với giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai.

- Các hoạt động dạy học cần hướng vào hoạt động học tập tích cực chủ động của học sinh. Giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu và chu đáo về giáo án, nghiên cứu trước những diễn biến diễn ra của bài học, có sự chủ động trước mọi tình huống. Đặc biệt là những vấn đề liên quan tới giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa.

- Cần chú ý và có thể làm rõ một vài khía cạnh về khái biểu hiện, nguyên nhân hoặc giải pháp ứng phó với thiên tai được giáo dục trong bài học. Đôi khi chỉ là sự liên hệ nhỏ qua nội dung bài học nhưng không được bỏ qua, đặc biệt cần nhấn mạnh đến những nhận thức và hành động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường.

Muốn thực hiện những nội dung trên có hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng nâng cao kiến thức, học hỏi trên mọi phương tiện thông tin để tạo cho mình một trình độ chuyên môn vững vàng, thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường.

2. Kiến nghị - Đề xuất:

- Để thực hiện ngày càng hiệu quả việc dạy học giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai tôi có một số kiến nghị như sau:

+ Giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, những nội dung tích hợp cần mang tính cụ thể, gắn với thực tiễn của cuộc sống (tránh lý thuyết mang tính hàn lâm khoa học).

+ Nội dung giáo dục kỹ năng sống phải được thể hiện cụ thể trong giáo án của giáo viên ở từng bài, từng đơn vị kiến thức cụ thể và phải thể hiện rõ mức độ tích hợp (liên hệ hay bộ phận...) và phù hợp với đặc thù từng địa phương, tránh tình trạng quá tải trong các hoạt động học tập.

          + Nên phát huy thế mạnh của hoạt động học tập ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp trong quá trình giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa. Phát huy tính tích cực của học sinh, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động giáo dục, không áp đặt, tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm thực tiễn.

          + Trang bị cho học sinh các kiến thức, kỹ năng ứng phó kịp thời với các loại thiên tai thảm họa để hạn chế các rủi ro xảy ra trong trường học, ở gia đình và cộng đồng.

Trên đây là một số giải pháp từ thực tế giảng dạy của bản thân tôi nhằm thực hiện ngày một hiệu quả hơn việc giáo dục kỹ năng sống ứng phó với thiên tai thảm họa qua bài dạy Địa lí. Tuy nhiên, với khả năng có hạn nên sáng kiến còn nhiều thiếu sót mong quý thầy cô cùng đồng nghiệp, góp ý, bổ sung để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn.

Mới hơn Cũ hơn

QC

QC