Skkn Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Địa lí lớp 7

  


1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài

Những năm học gần đây, chúng ta đang hưởng ứng chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống. Một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện chủ trương trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo là tăng cường dạy học theo hướng tích hợp liên môn.

Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. Việc tích hợp kiến thức liên môn làm cho bài dạy trở nên sinh động, dễ hiểu, giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn, nhớ bài được lâu hơn, góp phần phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp cho học sinh, đồng thời tránh việc phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.

Địa lí là môn học tổng hợp giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Trong Địa lí có Lịch sử, Văn học, có Toán học, Vật lí, Hóa học, có Giáo dục công dân, âm nhạc, hội họa và các giá trị thẩm mĩ… Do đó, dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn là vấn đề rất cần thiết đối với mỗi giáo viên Địa lí hiện nay.

Qua thực tế, tôi thấy việc tích hợp kiến thức của nhiều môn học khác nhau đem lại hiệu quả cao, có ý nghĩa thiết thực, giúp học sinh tích cực, chủ động hơn trong học tập, dễ vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nhất là đối với các em học sinh ở lớp dưới.

Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Địa lí lớp 7” để nghiên cứu và áp dụng trong quá trình dạy học.

1.2. Điểm mới của đề tài

Đề tài tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy Địa lí đã được một số đồng nghiệp nghiên cứu thực hiện, chủ yếu tìm hiểu các khái niệm, hình thức, mức độ tích hợp liên môn và soạn giáo án thực nghiệm một chủ đề, bài học cụ thể. Trên tạp chí giáo dục số 397 có bài viết của Phạm Minh Tâm giới thiệu vài nét về tích hợp liên môn và bài học tích hợp liên môn theo chủ đề “Tìm hiểu về biển và đại dương” trong môn Địa lí trung học cơ sở. Bộ Giáo dục và Đào tạo có tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở, trung học phổ thông…

Đề tài “Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Địa lí lớp 7” tập trung xây dựng qui trình thực hiện tích hợp liên môn trong dạy học môn Địa lí, thực nghiệm trong giảng dạy Địa lí 7, các biện pháp giúp học sinh áp dụng kiến thức nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề môn địa lí đặt ra, từ đó vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đồng thời giúp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên.

Đề tài được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu lí thuyết, quan sát, đàm thoại, thực nghiệm, nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phân tích và tổng kết kinh nghiệm.

2. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Thực trạng dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong môn Địa lí

Trong những năm học qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình đã tổ chức thi dạy học tích hợp liên môn trong đó có môn Địa lí, nhằm khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn. Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học.

Việc dạy học đơn môn đã tồn tại từ lâu. Hiện nay, nhiều giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp, bước đầu thực hiện dạy học theo hướng tích hợp liên môn. Dạy học tích hợp liên môn có những ưu điểm như sau:

Đối với học sinh, trước hết, dạy học tích hợp liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập. Học các chủ đề tích hợp liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.

Đối với giáo viên, ban đầu có thể khó khăn do tâm lý ngại khó, ngại thay đổi trước việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên điều này có thể khắc phục bởi trong quá trình dạy học, giáo viên thường xuyên phải dạy những kiến thức liên quan đến các môn học khác nên cũng ít nhiều có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó. Hơn nữa, hiện nay giáo viên chỉ là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh.

Việc dạy học tích hợp liên môn hiện nay gặp một số khó khăn sau:

* Từ phía giáo viên:

Đội ngũ giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn do giáo viên tự tìm hiểu, không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn.

Phần lớn giáo viên đã quen với việc dạy học đơn môn là chính nên kiến thức các môn liên quan còn nhiều hạn chế.

* Từ phía các em học sinh:

Qua thực tế giảng dạy ở trường, tôi nhận thấy phần lớn các em học môn Địa lí vẫn chủ yếu nắm kiến thức bộ môn, còn việc sử dụng kiến thức, kĩ năng của các môn liên quan như Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học,… để khai thác kiến thức mới ở môn Địa lí, hay hiểu sâu vấn đề Địa lí còn hạn chế. Nhiều học sinh, nhất là các em thiên về các môn khoa học xã hội thì khả năng tính toán hay kiến thức các môn Lý, Hóa,… của các em còn yếu.

* Từ phía chương trình sách giáo khoa Địa lí hiện nay:

Được viết theo kiểu đơn môn, đôi khi còn có sự chồng chéo, trùng lặp, thiếu tính đồng bộ về kiến thức giữa các môn học liên quan, giữa các cấp học, các lớp học, nên khi tiến hành xác định được các nội dung tích hợp liên môn nhưng thực hiện không có hiệu quả cao hoặc không thực hiện được.

Từ thực trạng trên, tôi thấy mỗi giáo viên Địa lí muốn đổi mới toàn diện và có chất lượng thì cần có giải pháp dạy học tích hợp liên môn cụ thể để đào tạo được thế hệ học sinh không chỉ biết có kiến thức hàn lâm mà cần có năng lực vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống. Tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm và viết sáng kiến của bản thân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học tích hợp liên môn trong môn Địa lí.

2.2. Các giải pháp giải quyết vấn đề

2.2.1. Xây dựng qui trình dạy học tích hợp trong môn Địa lí

Để việc tích hợp liên môn vừa tự nhiên, không miễn cưỡng, gượng ép, vừa bảo đảm được đặc thù của bộ môn, vừa đảm bảo tính vừa sức, vừa lồng ghép được các nội dung tích hợp vào các tiết dạy cụ thể mang hiệu quả như mong muốn, tôi đưa ra qui trình sau:

v Xác định được mục tiêu bài học, mục tiêu tích hợp.

- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng Địa lí để xác định mục tiêu bài học.

- Căn cứ đặc điểm nhận thức của học sinh để xác định mục tiêu tích hợp, đảm bảo tính vừa sức cũng như đặc thù địa phương.

v Xác định các nội dung tích hợp và mức độ tích hợp trong các bài học Địa lí.

- Trước tiên cần xác định nội dung cần tích hợp cụ thể là gì, sau đó căn cứ vào thời lượng của bài học đó mà xác định hình thức tích hợp sao cho phù hợp: tích hợp ở mức mức độ toàn phần, mức độ bộ phận, hay chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ.

- Xác định cần vận dụng những kiến thức kĩ năng nào của các môn học có liên quan để việc giảng dạy tích hợp có hiệu quả.

v Thiết kế giáo án dạy học tích hợp liên môn.

- Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào những kiến thức các bộ môn có liên quan.

- Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù của môn Địa lí nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra các tình huống cho sự tìm tòi sáng tạo của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được yêu cầu chung của giờ học Địa lí.

- Giáo án giờ học tích hợp liên môn trong môn Địa lí phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn khác vào xử lí các tình huống đặt ra ở kiến thức, kĩ năng Địa lí. Qua đó học sinh lĩnh hội được những tri thức, kĩ năng Địa lí và phát triển năng lực học tích hợp.

- Chuẩn bị về cơ sở vật chất và thiết bị đồ dùng dạy học.

v Tổ chức giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn.

- Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực hiện kế hoạch dạy học phối hợp hoạt động của giáo viên và học sinh hợp lí, khoa học, trong đó giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng. Học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể nhận thức, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức.

- Tổ chức chủ đề tích hợp liên môn đa dạng: hình thức cả lớp, nhóm, cặp nhóm,… Nhưng dưới hình thức nào cũng cần tạo cơ hội để các em tự tìm tòi, khám phá nội dung liên quan đến chủ đề dạy học.

Thực nghiệm dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy Địa lí 7.

Ví dụ 1: Tích hợp liên môn với môn Toán trong dạy bài “Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới

- Mục đích tích hợp: Học sinh biết cách tính mật độ dân số của Việt Nam, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a

- Mức độ tích hợp: bộ phận

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân

- Tổ chức dạy học:

+ Học sinh nhắc lại công thức tính mật độ dân số

+ Giáo viên chiếu số liệu về diện tích, dân số của 3 nước lên màn hình và đặt câu hỏi: “Áp dụng công thức trên, em hãy tính mật độ dân số các nước trong bảng sau và nêu nhận xét?”

- Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét và cho ‎ý kiến

- Giáo viên chuẩn kiến thức

Ví dụ 2:  Tích hợp liên môn với môn Toán, Vật lí, Giáo dục công dân trong dạy bài “Môi trường đới lạnh”

- Mục đích tích hợp:

+ Vận dụng kiến thức môn Toán để đo tính được nhiệt độ tháng thấp nhất, tháng cao nhất, biên độ dao động nhiệt, số tháng mưa ít, mưa nhiều, độ dài của mùa... Từ đó rút ra đặc điểm khí hậu ở đới lạnh.

+ Vận dụng kiến thức môn Vật lí về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí  để giải thích hiện tượng mưa tuyết, bề mặt đóng băng, biển băng, băng trôi, núi băng, băng tan ở hai cực, hiện tượng trái đất nóng lên.

+ Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu.

- Mức độ tích hợp: bộ phận

- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm

- Tổ chức dạy học:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động: Tìm hiểu đặc điểm của môi trường

- Xác định đới lạnh trên bản đồ, sau đó quan sát hình 21.1, 21.2

? Tìm ranh giới của môi trường đới lạnh ở 2 bán cầu?

? Qua H21.1 và H21.2 (sgk) cho biết sự khác nhau của môi tr­ường đới lạnh ở BBC và NBC?

(Đới lạnh ở BBC là đại dương Bắc Băng Dương còn ở NBC là lục địa Nam Cực)

Liên môn với môn Toán, học sinh đo tính nhiệt độ, lượng mưa, độ dài của mùa điền vào nội dung bảng nhóm.

Yếu tố

Nội dung

Kết quả

Nhiệt độ

Nhiệt độ tháng cao nhất

 

Nhiệt độ tháng thấp nhất

 

Biên độ nhiệt

 

Lượng mưa

Lượng mưa TB năm

 

Các tháng mưa nhiều

 

Các tháng mưa ít

 

Các tháng có tuyết

 

 

? Nêu diễn biến nhiệt độ, đặc điểm lượng mưa trong năm? Từ đó rút ra đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh.

GV yêu cầu HS liên hệ  kiến thức môn Vật lí giải thích hiện tượng mưa tuyết

(Trong điều kiện nhiệt độ không khí xuống dưới 0oC, các hạt mưa sẽ không ở dạng tinh thể nước mà ở dạng những tinh thể đá nhỏ gọi là tuyết)

 

 

? Nguyên nhân nào làm cho khí hậu đới lạnh có đặc điểm như vậy? (do nằm ở vĩ độ cao)

- HS đọc thuật ngữ băng trôi và núi băng

? Quan sát hình 21.4 và 21.5, So sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi.

Liên hệ với môn GDCD giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu.

? Nêu hậu quả của BĐKH đối với MT đới lạnh.

(Trái Đất nóng lên làm băng ở hai cực tan chảy, diện tích phủ băng bị thu hẹp lại. Điều đó dẫn đến nước ở các đại dương sẽ tăng lên, gây ngập các vùng đất thấp ven bờ biển.)

? Là HS em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?

(Trồng và chăm sóc vườn hoa cây cảnh, không vứt rác bừa bãi,...)

1. Đặc điểm của môi trường

 

 

* Vị trí: Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Khí hậu: Quanh năm lạnh lẽo, khắc nghiệt

- Nhiệt độ TB < - 00C , có nơi -500C.

 Mùa hạ ngắn (2-3 tháng) nhiệt độ không quá 100C

- L­ượng mư­a TB năm rất thấp dư­ới 500mm chủ yếu ở dạng tuyết rơi, mặt đất đóng băng quanh năm

 

 

Ví dụ 3: Tích hợp liên môn với môn Sinh học trong dạy bài “Môi trường hoang mạc”

- Mục đích tích hợp: Vận dụng kiến thức môn Sinh học để biết được cách thích nghi với khí hậu khô hạn, khắc nghiệt của động, thực vật.

- Mức độ tích hợp: toàn phần

- Hình thức tổ chức dạy học: nhóm

- Tổ chức dạy học:

HS quan sát hình, thảo luận để nêu và giải thích sự thích nghi của thực động vật ở môi trường hoang mạc: Lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự thoát nước hoặc dự trữ nước trong thân như cây xương rồng nến...; lạc đà có lớp lông bờm  để chống nóng và biết cách giữ nước trong cơ thể, mất rất ít nước trong quá trình bài tiết, đặc biệt bướu dự trữ đầy mỡ và nước được lưu trữ trong máu của chúng nên có thể chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn, nước uống.

Ví dụ 4: Tích hợp liên môn với môn Lịch sử trong dạy bài: Các khu vực châu Phi (tiếp theo)

- Mục đích tích hợp: HS biết và giải thích được sự khác biệt về thành phần chủng tộc của Nam Phi với Bắc Phi và Trung Phi.

- Mức độ tích hợp: bộ phận

- Hình thức tổ chức dạy học: Cặp đôi

- Tổ chức dạy học:

+ GV đặt câu hỏi: “Phong trào đấu tranh của người da đen chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi đã giành thắng lợi vào năm nào? Lãnh đạo phong trào đó là ai?”.

+ HS suy nghĩ và trả lời

+ GV nhận xét và chốt kiến thức: HS biết được phong trào đấu tranh của người da đen chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi đã giành thắng lợi với cuộc tổng tuyển cử không phân biệt chủng tộc đầu tiên được tổ chức vào cuối tháng 4-1994. Do Nelson Mandela lãnh đạo.

Ví dụ 5: Giáo án minh họa (phần PHỤ LỤC)

2.2.2. Một số yêu cầu khi sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy Địa lí

- Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí phải đáp ứng được mục tiêu môn học. Phải giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ bản của bài học Địa lí.

- Chú ý lựa chọn nội dung, tình huống có ý nghĩa với học sinh, khoa học, phù hợp, không gượng ép. Nội dung tích hợp phải được thể hiện cụ thể trong giáo án của giáo viên ở từng bài, từng đơn vị kiến thức cụ thể và phải thể hiện rõ mức độ tích hợp liên hệ hay bộ phận...

- Vận dụng hợp lý các phương tiện và phương pháp dạy học thích hợp theo hướng phát triển năng lực người học, chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh.

- Việc tổ chức dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy Địa lí phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, những nội dung tích hợp cần mang tính cụ thể, gắn với thực tiễn của cuộc sống tránh lý thuyết mang tính hàn lâm khoa học.

- Bản thân giáo viên phải tự trau dồi thêm kiến thức trong sách vở cũng như những kiến thức từ thực tế qua các phương tiện thông tin; phần lớn nội dung tích hợp là để giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống nhưng để có tính thuyết phục cao thì giáo viên cần cung cấp cho học sinh những hình ảnh cụ thể minh họa cho phần tích hợp được sinh động, tự nhiên hơn.

- Khi dạy học tích hợp, giáo viên phải căn cứ vào nhiều nhân tố. Trong đó quan trọng nhất là phương tiện dạy học, tình hình thực tế địa phương, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh để tổ chức học tập có hiệu quả nhất.

- Người giáo viên phải yêu nghề, tâm huyết với nghề và phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng.

3. PHẦN KẾT LUẬN

3.1. Ý nghĩa của đề tài

Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển, lượng tri thức mà nhân loại tiếp nhận ngày càng nhiều, kiến thức giữa các lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau. Đồng thời do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con người phải giải quyết rất nhiều tình huống xảy ra trong cuộc sống. Khi giải quyết các vấn đề đó đòi hỏi phải vận dụng kiến thức liên ngành một cách sáng tạo. Từ thực tế đó đã đặt ra cho ngành giáo dục phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó, dạy học tích hợp liên môn là một hướng đi đúng đắn.  Dạy học tích hợp góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông: Giáo dục toàn diện dựa trên việc đóng góp của nhiều môn học cũng như bằng việc thực hiện đầy đủ mục tiêu và nhiệm vụ của từng môn học.

Tích hợp liên môn trong môn Địa lí một cách hợp lý đã mang lại những hiệu quả nhất định trong quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh:

Đối với giáo viên: 

Giúp giáo viên có ý thức đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, khơi dậy niềm đam mê học tập ở các em học sinh. Năng lực dạy học tích hợp liên môn của giáo viên ngày càng được nâng cao.

- Vận dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học.

- Giáo viên tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động dạy học.

- Biết tích hợp vừa đủ các thông tin, kiến thức của các môn liên quan.

Đối với học sinh:

- Ở các tiết dạy tích hợp liên môn các em học sinh tích cực, chủ động, hứng thú trong việc tìm ra các tri thức mới với những biểu hiện như: các em sôi nổi, tích cực trao đổi, chủ động bày tỏ quan điểm.

Trong học năm học 2017 – 2018, tôi đã ứng dựng đề tài này vào giảng dạy. Qua một số tiết, tôi thấy sự hứng thú học tập của học sinh cao hơn hẳn.

 

Lớp học theo hướng tích hợp

liên môn: 71, 72

Lớp không học theo hướng tích hợp liên môn: 73

Hứng thú

Không hứng thú

Không có ý kiến

Hứng thú

Không hứng thú

Không có ý kiến

Số HS

55

0

5

11

8

10

Tỉ lệ

92%

0%

8%

38%

28%

34%

- Các kiến thức mới hình thành đều được gắn với những tình huống cụ thể. Tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Giúp học sinh ‎ý thức được việc học phải đi đôi với hành, khắc sâu và nhớ lâu hơn những gì được học ở trường, rèn luyện các kĩ năng sống cơ bản, kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi của bản thân.

- Giúp học sinh thấy được vai trò quan trọng của việc tiếp thu kiến thức ở tất cả các môn học, kể cả kiến thức thực tế, tạo động lực cho học sinh học toàn diện các môn, tránh xu hướng học lệch ở các em.

Qua kiểm tra đánh giá sau tiết học, tôi thấy kết quả học tập của các em học sinh lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với kết quả học tập của lớp đối chứng. Kết quả cụ thể như sau:

 

Lớp học theo hướng tích hợp

liên môn: 71, 72

Lớp không học theo hướng

tích hợp liên môn: 73

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu, kém

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu, kém

Số lượng

8

27

24

1

2

10

11

6

Tỉ lệ

13%

45%

40%

2%

7%

34%

38%

21%

Như vậy, sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy Địa lí 7 sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện các kĩ năng Địa lí.

3.2. Kiến nghị, đề xuất

Để nâng cao hiệu quả tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Địa lí 7 tôi có một số kiến nghị sau:

* Đối với các cấp quản lí giáo dục

- Cần biên soạn các tài liệu về dạy học tích hợp để bồi dưỡng, trang bị cho đội ngũ giáo viên các cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học tích hợp liên môn. Những tài liệu này cần được viết dưới dạng như những cẩm nang để giáo viên dễ vận dụng, tránh hàn lâm, lý thuyết.

- Tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề dạy học tích hợp liên môn và rèn luyện năng lực dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên Địa lí nói riêng và giáo viên THCS nói chung.

- Thiết kế một số giáo án tích hợp liên môn, các tiết dạy minh họa thể hiện cách thức dạy học tích hợp để giáo viên học tập, vận dụng.

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn cho tất cả giáo viên về dạy học tích hợp liên môn.

- Chú trọng việc bồi dưỡng giáo viên tại đơn vị cơ sở, trong đó hướng giáo viên đi vào con đường tự học, tự nghiên cứu để có thể vận dụng dạy học tích hợp trong bộ môn của mình. Đây là một trong những biện pháp quan trọng, có tác dụng quyết định trực tiếp đến năng lực dạy học tích hợp của giáo viên.

* Đối với Ban giám hiệu Nhà trường

- Tăng cường công tác chỉ đạo, khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tích cực tích hợp liên môn trong dạy học. Tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên tham gia học văn bằng 2.

*  Đối với tổ chuyên môn

- Thường xuyên tổ chức các đợt sinh hoạt chuyên đề trao đổi kinh nghiệm dạy học tích hợp một cách có hiệu quả.

* Đối với giáo viên

- Với các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn địa lí ở các khối lớp cần quan tâm hơn đến việc sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy Địa lí nhằm nâng cao hứng thú học tập cũng như hiệu quả học tập môn Địa lí trong nhà trường phổ thông.

- Trong giảng dạy, mỗi giáo viên xem đây là yêu cầu không thể thiếu, cần được ứng dụng rộng rãi trong nhiều mục giảng dạy của một tiết lên lớp. Đồng thời cần đề cao vai trò dạy học tích hợp liên môn thường xuyên, nghiêm túc, nhằm đưa chất lượng dạy học ngày càng cao.

- Nghiên cứu sâu hơn các tài liệu về dạy học tích hợp liên môn để có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hiệu quả nhất.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy liên môn tích hợp thông qua việc dự giờ đồng nghiệp các buổi hội giảng, chuyên đề, tập huấn...

- Ứng dụng công nghệ thông tin để phát huy hiệu quả cao nhất trong dạy học tích hợp liên môn

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh sau các buổi học để kịp thời điều chỉnh những bất cập trong quá trình dạy học.

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

GIÁO ÁN TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 7

Tiết 18: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

a. Môn Địa lí

- Biết được những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở các nước phát triển.

- Biết được các hậu quả do ô nhiễm không khí và nước gây ra cho thiên nhiên và con người không chỉ ở đới ôn hòa mà cho toàn thế giới.

- Củng cố kiến thức ở lớp 6: Vai trò của tầng ôzôn, tác hại khi tầng ôzôn bị thủng.

b. Môn Vật lí

- Củng cố kiến thức về khối lượng riêng của một số chất, vận dụng giải thích biện pháp xử lí sự cố tràn dầu trên biển (qua bài: “Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng” Vật lí 6).

c. Môn Hóa học

- Hiểu sự hình thành mưa axit (bài: Tính chất hóa học của oxit - Hóa học 8).

- Biết tác hại của mưa axit. (bài: Tính chất hóa học của axit – Hóa học 9)

d. Môn giáo dục công dân

- Hiểu vai trò và ý nghĩa của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội, hậu quả của ô nhiễm môi trường (qua bài: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Giáo dục công dân lớp 7).

- Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích ảnh địa lí.

- Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn và kiến thức thực tiễn để tìm ra kiến thức mới.

3. Thái độ

- Có thái độ hoc tập đúng đắn, có ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên:

- Các ảnh về ô nhiễm không khí và nước (khí thải, mưa axit, ô nhiễm sông rạch, tai nạn tàu chở dầu, …),

- Ảnh chụp Trái Đất với lỗ thủng tầng ôzôn.

2. Học sinh

- Các ảnh về ô nhiễm không khí và nước sưu tầm trên sách báo, tạp chí.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Kiểm tra bài cũ

Nêu các vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải quyết.

2. Bài mới

- Giới thiệu: GV dùng hình ảnh chuẩn bị sẵn để giới thiệu bài

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa

? Quan sát hình 17.1 kết hợp với sự hiểu biết của mình, em hãy nêu nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà?

- GV cho HS xem các hình ảnh về hậu quả của ô nhiễm không khí, kết hợp với hình ảnh do HS sưu tầm.

? Nêu hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra?

GV vận dụng kiến thức môn Hóa học giải thích để HS hiểu sự hình thành mưa axit: khói xe cộ và khói của các nhà máy thải vào không khí. Trong khói có chứa lượng lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Khi gặp nước mưa, SO2 và NOhoà hợp với nước thành axit sunfuric và axit nitric nên gọi là mưa axit

SO2 +H2O → H2SO4 ­(axit sunfuric)

NO2 +H2O → HNO(axit nitric)

 HS xem ảnh 17.2.

Mưa axit có tác hại gì?

(Làm cho cây cối bị chết, phá huỷ các công trình kiến trúc, gây bệnh về đường hô hấp cho con người và vật nuôi)

Liên môn với Vật lí để giải thích hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

? Em hiểu như thế nào về “hiệu ứng nhà kính”?

(Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng lớp không khí ở gần mặt đất bị nóng lên do khí thải tạo ra một lớp màn chắn trên cao, ngăn cản nhiệt mặt trời bức xạ từ mặt đất không thoát được vào không gian)

? Dựa vào sự hiểu biết của mình em hãy nêu tác hại của hiệu ứng nhà kính đối với Trái Đất?

(Trái Đất nóng lên làm biến đổi khí hậu toàn cầu, băng ở 2 cực tan, mực nước biển dâng cao đe dọa nhấn chìm các vùng đất ven biển...)

? Tầng ôzôn có vai trò gì?

(là lớp màn chắn tự nhiên ngăn chặn các tia tử ngoại đến Trái Đất)

- HS xem ảnh chụp Trái Đất với lỗ thủng tầng ôzôn.Tầng ôzôn bị thủng làm tăng các tia tử ngoại đến Trái Đất gây hại cho sức khoẻ con người, gây các bệnh ung thư da, đục thuỷ tinh thể, phá huỷ hệ thống miễn dịch của cơ thể.)

? Cần có những giải pháp gì để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?

GV: Do đó mà hầu hết các nước phải kí nghị định thư  Ki-ô-tô.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự ô nhiễm nước ở đới ôn hòa

- Thảo luận nhóm (5 phút):

+ Nhóm 1: Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước ngọt

+ Nhóm 2:  Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặn

+ Nhóm 3: Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước

+ Nhóm 4: Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước

- Nhóm cử đại diện lên bảng trình bày kết quả, các nhóm nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức.

Liên môn với môn Vật lí để hiểu rõ hơn biện pháp xử lý sự cố tràn dầu

? Quan sát hình ảnh, hãy cho biết biện pháp để xử lí sự cố tràn dầu là gì?

 

(Dùng phao quây dầu)

- GV chốt kiến thức: vì khối lượng riêng của dầu nhẹ hơn khối lượng riêng của nước, nên người ta thường dùng phao để ngăn không cho dầu loang trên biển theo sự lan truyền của sóng.

?  địa phương em có hiện tượng ô nhiễm môi trường không? Nêu nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường?

Liên môn Giáo dục công dân để giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

? Là HS em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?

(Trồng và chăm sóc vườn hoa cây cảnh ở trường, ở nhà, không vứt rác bừa bãi, sử dụng phương tiện công cộng...)

1. Ô nhiễm không khí :

 - Nguyên nhân: do khói bụi của các nhà máy và khí thải của các phương tiện giao thông.

 

 

 

 

- Hậu quả:

+ Mưa axit

+ Hiệu ứng nhà kính, Trái Đất nóng lên

+ Tạo ra lỗ thủng trong tầng ôzôn , gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giải pháp: Hạn chế lượng khí thải, trồng cây...

 

 

2. Ô nhiễm nước :

 

* Nguyên nhân:

- Chất thải của công nghiệp và sinh hoạt, các phương tiện vận tải trên sông biển

- Sự cố tàu bè chở dầu

- Chất thải sinh hoạt

- Các loại phân bón, thuốc hoá học sử dụng trong nông nghiệp

* Hậu quả:

- Khan hiếm nước ngọt

- Gây nên hiện tượng “thuỷ triều đen”, “thuỷ triều đỏ” làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước.

- Gây bệnh ngoài da, đường ruột cho người và vật nuôi.

* Giải pháp:  Xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường, giáo dục tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ môi trường...

 

 

 

 

 

 

3. Củng cố

- Hệ thống nội dung trọng tâm của bài học bằng sơ đồ tư duy.

- Chơi trò chơi ô chữ, tìm ra từ khóa: HÀNH TINH XANH.

4. Hướng dẫn về nhà.

- Học bài cũ bằng sơ đồ tư duy

- Hoàn thành bài tập trong tập bản đồ.

- Chuẩn bị bài mới: Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa

+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thực hành.

+ Tìm hiểu trước các yêu cầu của bài thực hành và soạn trước vào vở nháp.

Mới hơn Cũ hơn

QC

QC