1. Phần
mở đầu.
1.1.
Lý do chọn đề tài:
Trong dạy học Địa lý, kênh chữ và kênh hình
luôn có quan hệ mật thiết với nhau để thực hiện mục đích dạy học đạt kết quả
cao nhất. Bản đồ có chức năng vừa là phương tiện trực quan, vừa là nguồn tri
thức Địa lý quan trọng đối với học sinh. Bản đồ không chỉ giúp học sinh nhận biết
các sự vật hiện tượng Địa lý một cách thuận lợi hơn, sinh động hơn mà còn là
nguồn tri thức Địa lý mới, những kiến thức tiềm ẩn trong bản đồ. Những kiến
thức này chỉ có được khi học sinh biết kết hợp những hiểu biết Địa lý với các
kĩ năng khai thác bản đồ của học sinh. Vì vậy việc nghiên cứu sử dụng tốt bản
đồ cũng chính là giải pháp góp phần quan trọng
vào việc nâng cao chất lượng dạy học Địa lý trong nhà trường hiện nay.
Nếu
như bản đồ là một phương tiện không thể thiếu được trong việc khảo sát, nghiên
cứu Địa Lý, thì trong việc giảng dạy, học tập Địa Lý ở trường phổ thông, nó
cũng có một vai trò rất quan trọng. Việc hướng dẫn sử dụng bản đồ giúp cho học
sinh lĩnh hội được kiến thức Địa Lý một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và ghi nhớ
lâu bền. Chẳng hạn khi học về vị trí Địa Lý của một châu lục, một quốc gia
thì khó mà lĩnh hội và ghi nhớ được,
nhưng nếu tự mình được xác định trên bản đồ các điểm cực Bắc, cực Nam, cực
Đông, cực Tây, tìm xem có những đại dương, những biển, vịnh nào bao quanh,
những châu lục nào tiếp cận…v..v..thì học sinh sẽ nhớ được ngay và nhớ lâu hơn
vì đã qua một quá trình suy nghĩ, tìm tòi, đối chiếu, phân tích so sánh. Cách
học tập tích cực, chủ động như vậy, năm này qua năm khác ở nhà trường phổ
thông, chẳng những giúp các em nắm chắc kiến thức mà còn trau dồi cho các em phương
pháp học tập nghiên cứu Địa lý. Những kiến thức về Địa lý học sinh được lĩnh
hội gắn với bản đồ dần sẽ hình thành nên trong kí ức của các em một cái “ Nền”
vững chắc trên đó sẽ bồi bổ thêm những kiến thức mới mà các em tiếp thu được
trong học tập và trong cả cuộc đời.
Rèn
luyện kĩ năng bản đồ còn là một phương tiện đặc biệt quan trọng để phát triển
năng lực tư duy nói chung và năng tư duy Địa lý nói riêng. Trong khi tập sử
dụng bản đồ, học sinh phải luôn luôn quan sát, tưởng tượng, phân tích, đối
chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, xác lập các mối liên hệ Địa lý, tư duy
của các em luôn hoạt động và phát triển. Để hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ Địa
lý trong quá trình dạy học nói chung và trong dạy học Địa lý lớp 9 nói riêng có
ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua việc giảng dạy thực tế tôi thấy sự cần thiết
là phải hướng dẫn học sinh lớp 9 sử dụng bản đồ Địa lí theo phương pháp dạy học
tích cực là không thể thiếu được, đó là lí do thôi thúc tôi chọn đề tài này
thực hiện trong năm học 2017 – 2018 ở Trường
THCS
1.2. Điểm mới của đề tài:
Trên
cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đưa ra các biện pháp rèn luyện kỹ năng sử
dụng bản đồ Địa lý cho học sinh trong quá trình học tập ở bậc THCS. Đồng thời
giúp các em có được phương pháp làm việc với bản đồ một cách tích cực nhất
trong quá trình học tập.
Khảo
sát tình hình kỹ năng sử dụng bản đồ của học sinh để nắm được mức độ hiểu biết
của các em về khả năng này.
Trên
cơ sở kết quả khảo sát, phân tích đánh giá tình hình để lựa chọn những kỹ năng
cần thiết cho học sinh, lựa chọn cách hướng dẫn phù hợp với từng đối tượng.
Từ
đó, tôi thực hiện đề tài ở học sinh khối 9 trường trung học cơ sở, trong phạm
vi 02 lớp với số lượng học sinh là 49 em.
2. Phần nội dung.
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
Trong
việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc chú trọng quyền lợi của người
học rất được đề cao, chính vì vậy Đảng đã có quan điểm chỉ đạo trong việc đổi mới.
Đó là học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn. Đặc biệt chương
trình thay sách giáo khoa lớp 6, 7, 8, 9 rất chú trọng về kênh hình. Tăng số
lượng và nâng cao chất lượng: Màu sắc đẹp, phù hợp nhằm tạo điều kiện đổi mới
trong dạy của giáo viên và học của học sinh. Chính vì thế những kênh hình đã
được đưa vào sách giáo khoa bao gồm các bản đồ, biểu đồ, đồ thị, mô hình, lát
cắt, ảnh…để giúp giáo viên và học sinh thực hiện tốt mục tiêu và phương pháp
dạy học mới. Thầy thực sự đóng vai trò chủ đạo, học sinh chủ động, tích cực
hoạt động trong từng tiết học để tự tìm
ra kiến thức cần thiết.
Song
trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy, việc
hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ Địa lí chưa được quan tâm đúng
mức. Thời gian để hướng dẫn cũng như khai thác kiến thức bản đồ trong tiết học
còn quá ít, chỉ có một số tiết thực hành mới có thời gian nhiều để rèn luyện kĩ
năng đó, nhưng kết quả chưa cao. Khả năng đọc, hiểu, sử dụng bản đồ của
các em còn yếu, học sinh chưa biết khai thác các thông tin từ các bản đồ,
lược đồ, biểu đồ để tìm tòi kiến thức cho bài học. Các em còn lúng túng, các em
chưa có kĩ năng và hứng thú nhiều với môn học, điểm số trong các bài kiểm tra
nhất là những bài cần sử dụng atlat còn thấp .
Nguyên
nhân:
2.1.1.
Về phía giáo viên:
* Qua tìm hiểu nhiều trường tôi nhận thấy:
- Một số giáo viên
trong giờ dạy chỉ quan tâm đến kiến thức kênh chữ, nội dung chính của bài và
những kiến thức nào cần học thuộc.
- Muốn khai thác bản đồ
có hiệu quả mất rất nhiều thời gian vì giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh
cách khai thác, trong khi đó thời gian của mỗi tiết học chỉ có 45 phút.
-
Giáo viên chưa chú trọng đến việc dạy cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ Địa
lý trong học tập bộ môn.
2.1.2. Về phía học sinh:
- Ý thức học tập của học sinh chưa cao.
- Kĩ năng đọc bản đồ còn yếu.
- Kĩ năng vận dụng bản đồ vào bài học còn kém.
- Cách ghi nhớ đối tượng trên bản đồ còn hạn chế.
- Cách mô tả đối tượng Địa lý trên bản đồ còn mơ hồ.
- Kĩ năng phân tích bản đồ còn chậm.
- Về nhà không nghiên cứu thêm các kiến thức trên bản đồ,
không có sự tìm tòi sáng tạo bản đồ trong sách giáo khoa hay các tài liệu tham
khảo khác.
2.1.3.
Về cơ sở vật chất:
- Một số trường học
không đủ các loại bản đồ đối với yêu cầu bài học phải dùng bản đồ chung.
- Bản đồ lâu năm hư
hỏng nên giáo viên không có phương tiện để dạy.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác
như quan niệm của của xã hội, và một số học sinh thì đây là môn học phụ. Cho
nên có sự thiên lệch trong nhận thức về tầm quan trọng của môn học, không
khuyến khích học sinh học tập tốt môn Địa lý.
Thực
tế của môn Địa lý chưa đáp ứng nhu cầu thực tế về việc lựa chọn ngành nghề
trong tương lai hoặc lựa chọn được rất ít ngành nghề.
Môn Địa lý là môn học khó
(vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức xã hội), khô khan, ít thực dụng.
Khảo sát chất lượng khi chưa thực
hiện đề tài:
TT |
Lớp |
Sĩ số |
Giỏi |
Khá |
T. Bình |
Yếu |
Kém |
|||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
|||
1 |
91 |
25 |
3 |
12,0 |
4 |
16,0 |
11 |
44,0 |
5 |
20,0 |
2 |
8,0 |
2 |
92 |
24 |
2 |
8,3 |
3 |
12,5 |
10 |
41,7 |
6 |
25,0 |
3 |
12,5 |
2.2. Các giải pháp:
2.2.1.
Phương pháp sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lý:
Hệ thống thông tin trong dạy học Địa lý
9 bao gồm kênh chữ và kênh hình. Kênh hình bao gồm các bản đồ, lược đồ, biểu
đồ, đồ thị, sơ đồ, hình vẽ, mô hình, lát cắt và các tranh ảnh. Bên cạnh chức
năng minh họa, giáo viên cần xác định được chức năng qua trọng và có ý nghĩa
nhất của kênh hình chính là chức năng làm nguồn tri thức.
Theo quan điểm dạy học tích cực lấy học
sinh làm trung tâm, vai trò của giáo viên chủ yếu là hướng dẫn học sinh biết
vận dụng các kĩ năng để khai thác tốt các kênh hình đó. Với các nguồn tri thức
khác nhau thì phương pháp khai thác cũng khác nhau. Khai thác tức là tìm tòi
phát hiện ra những tri thức mới đối với học sinh. Những tri thức này có thể từ
đơn giản đến phức tạp, có thể dễ nhận thấy nhưng cũng có thể phải qua một quá
trình tư duy logic tích cực học sinh mới nhận ra.
Nhiệm vụ của giáo viên khi hướng dẫn học
sinh khai thác các nguồn tri thức là phải giúp các em tìm ra ở mức tối đa những
kiến thức cần thiết cho bài học thông qua bản đồ. Phương pháp khai thác cụ thể
còn tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung của mỗi bài học và vào bản đồ đó. Giáo
viên có thể dựa vào bản đồ để đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh căn cứ vào nguồn tri
thức đó tìm ra lời giải đáp. Quá trình dạy học như vậy mang tính chất đàm thoại
giữa thầy và trò, trong đó học sinh phải luôn suy nghĩ, động não để tìm tòi
phát hiện tri thức, hoặc là giáo viên có thể căn cứ vào bản đồ nêu thành một số
vấn đề, ghi lên bảng, học sinh sẽ tự làm việc với nguồn tri thức đó. Giáo viên
luôn kiểm tra cách làm, gợi ý bổ sung cho học sinh nếu thấy cần thiết và chuẩn
bị kiến thức sau khi học sinh làm xong. Việc thực hiện phương pháp dạy học như
trên đòi hỏi giáo viên có sự chuẩn bị bài kỹ càng. Có thể chuẩn bị cho tiết dạy
như sau:
- Nghiên cứu kỹ bài dạy, xác định rõ mục
tiêu bài dạy tức là những tri thức học sinh cần nắm.
- Chọn lọc các bản đồ cần thiết.
- Hình dung cách khai thác với những kỹ
năng đã có của học sinh để lường trước những tình huống sẽ xảy ra, những khó
khăn học sinh vấp phải để chuẩn bị kế hoạch và cách thức hướng dẫn học sinh.
- Lập kế hoạch tỉ mỉ cho quá trình hướng
dẫn toàn bài ( soạn giáo án).
2.2.2.
Hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ:
Để khai thác các kiến thức
trên bản đồ, trước hết học sinh phải hiểu bản đồ, đọc được bản đồ, tức là phải nắm được những
kiến thức về lý thuyết bản đồ. Trên cơ sở đó có được những kỹ năng làm việc với
bản đồ. Đọc bản đồ là kỹ năng khó và phức tạp đối với học sinh. Trong kỹ năng
này các em phải vận dụng đồng thời cả những kiến thức về bản đồ Địa lý. Trên cơ
sở hiểu biết tính qui ước và khái quát của bản đồ, học sinh có thể tìm được
những tri thức Địa lý ẩn chứa trên bản đồ.
Muốn khai thác tốt kiến thức
trên bản đồ cần thực hiện qua các bước như sau:
- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nhận biết các ký hiệu của
bản đồ. Mỗi loại bản đồ có một hệ thống ký hiệu, cách biểu hiện khác nhau do đó
học sinh phải dựa vào bảng chú giải, đọc hiểu bảng chú giải và đối chiếu để
nhận biết các ký hiệu trên bản đồ.
- Bước 2: Hướng dẫn học sinh đọc và nhận xét bản đồ. Yêu cầu
học sinh có các khái niệm về phân bố không gian của các sự vật và hiện tượng
Địa lý trên một lãnh thổ. Để thực hiện được điều này giáo viên cần chuẩn bị một
hệ thống câu hỏi phù hợp cho việc khai thác từng bản đồ, đúng với mục tiêu, nội
dung từng bài học. Câu hỏi giáo viên đặt ra phải đảm bảo yêu cầu không chỉ nhận
biết các đối tượng Địa lý trên bản đồ mà cần hiểu được bản chất các đối tượng
Địa lý, so sánh, tìm ra mối quan hệ tổng hợp trên một lãnh thổ và hướng học
sinh đến kĩ năng cao hơn là phân tích bản đồ.
- Bước 3: Hướng dẫn học sinh so sánh và phân tích bản đồ nhằm
khai thác nguồn thông tin để nhận biết: Màu sắc thể hiện độ cao địa hình, ký
hiệu khoáng sản, các thành phố, các trung tâm công nghiệp. Sau đó tìm kiếm
những thông tin “ẩn”, liên kết chúng trong một thể tổng hợp hoàn chỉnh. Ví dụ
từ nhận biết vị trí Địa lý, địa hình một lãnh thổ mà có thể nhận định được tình
trạng, đặc điểm khí hậu của lãnh thổ đó. Hoặc khi nhận biết được đặc điểm địa
hình ( độ cao, hướng, sự phân bố) thì có thể hiểu được đặc điểm dòng chảy nơi
đó, sự phân bố mưa, đất đai và các yếu tố tự nhiên khác. Cũng có khi xem xét
hướng của dòng chảy trên bản đồ, có thể xác định được lưu vực sông, hướng địa
hình. Hoặc xem ký hiệu về một ngành công nghiệp nào đó thì chúng ta thấy nó có
liên quan tới những yếu tố khác (điều kiện tự nhiên để phát triển ngành đó, yếu
tố kinh tế xã hội, nhân công, trình độ văn hóa, đường giao thông, thị trường).
Trong việc dạy học Địa lí,
việc sử dụng các thiết bị dạy học đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tốt những biểu
tượng. Khái niệm, các mối quan hệ nhân
quả, các thuyết, các qui luật, giúp học sinh nắm được và rèn luyện những kĩ
năng Địa lý một cách có hiệu quả. Mặt khác, giúp giáo viên trong việc kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của học sinh được chất lượng hơn. Điều đó phù hợp với
qui luật nhận thức, đặc điểm môn học, mục tiêu giáo dục của môn Địa lý 9.
Môn Địa lý 9 là một môn học cung cấp cho
học sinh những kiến thức về dân số tình phát triển dân số, kết cấu dân số và
nguồn lao động của nước ta, cung cấp cho
học sinh những kiến thức về tình hình phát triển của từng ngành kinh tế, sự
phân hóa lãnh thổ của nước ta trong thời kì đổi mới. Đặc biệt là cung cấp cho
học sinh những kiến thức về tình hình phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ
nguồn tài nguyên môi trường biển đảo ở nước ta mà trong các chương trình học
trước đó không thể hiện, vì vậy các thiết bị dạy học cho môn học Địa lý 9 rất
đa dạng gồm có các bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, bảng thống kê và các ảnh Địa
lí. Các bản đồ, lược đồ có vai trò cung cấp cho học sinh những kiến thức về Địa
lý, giới hạn các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm, tình hình phân bố của
các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công
nghiệp, giao thông, về vị trí của các đảo ven bờ, các đảo xa bờ, các
quần đảo thuộc chủ quyền của nước ta nằm trên biển đông.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh lớp 9
sử dụng bản đồ Địa lý theo phương pháp dạy học tích cực, giáo viên không những
có vai trò định hướng cho học sinh quan sát, hướng dẫn và gợi ý cho học sinh
cách khai thác kiến thức mà còn giúp học sinh tự thao tác, điều khiển, sử dụng
để khám phá, tìm tòi kiến thức hoặc củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng Địa lý
cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh “ Học đi đôi với hành”. Việc sử dụng
bản đồ dạy học Địa lý 9 theo phân phối chương trình cần đảm bảo những yêu cầu
sau:
- Lựa chọn thiết bị dạy học phải phù hợp
vào nội dung từng bài, từng phần.
- Định hướng cho học sinh trước khi yêu
cầu quan sát, khai thác kiến thức từ các bản đồ Địa lý.
- Các câu hỏi phải thể hiện rõ ràng về
yêu cầu và mức độ nhận thức khác nhau đối với học sinh.
- Yêu cầu học sinh sử dụng tốt những
thiết bị dạy học hiện có.
- Phối hợp sử dụng các thiết bị dạy học
để khai thác kiến thức có hiệu quả, sử dụng phương pháp dạy học thích hợp đối
với mỗi loại bản đồ.
Để hiểu hơn về vai trò của các bản đồ
trong dạy học Địa lý lớp 9, chúng ta đi sâu vào phân tích, chứng minh qua một
số bài học cụ thể trong bộ môn Địa lý 9 để thấy được việc sử dụng các thiết bị
dạy học có những tác dụng rất tích cực đến quá trình học tập của học sinh.
Ví
dụ 1: Dạy bài 3: “ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ
CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ”.
Mục 1: Mật độ dân số và sự phân bố dân
cư, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ “ Phân bố dân cư và đô thị
Việt Nam” kết hợp lược đồ sách giáo khoa bằng các câu hỏi:
...
Nguồn: ST
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/