Trắc nghiệm địa lí 9 Địa lí ngành công nghiệp - Mức độ nhận biết (file word)

 



Diali.dvtuan.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Trắc nghiệm địa lí 9 Địa lí ngành công nghiệp - Mức độ nhận biết (file word), tài liệu gồm 25 câu trắc nghiệm chọn lọc thuộc phần Địa lí ngành công nghiệp lớp 9. Đây là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích trong việc soạn giảng và học tập của thầy cô và các em học sinh.

ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP

Câu 1. Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?

A. Công nghiệp điện lực.

B. Công nghiệp hóa chất.

C. Công nghiệp điện tử và tin học.

D. Công nghiệp khai thác nhiên liệu.

Câu 2. Tỉnh nào sau đây có ngành công nghiệp khai thác than phát triển nhất nước ta?

A. Thái Nguyên.

B. Cao Bằng.

C. Quảng Ninh.

D. Lạng Sơn.

Câu 3. Dựa trên công dụng của sản phẩm, than đá thuộc nhóm khoáng sản nào?

A. Kim loại.                                                         

B. Năng lượng.

C. Phi kim loại.                                       

D. Vật liệu xây dựng.

Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng trên sông nào?

A. Sông Đà.                                                         

B. Sông Lô.

C. Sông Chảy.                                         

D. Sông Hồng.

Câu 5. Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?

A. Dệt may.                                 

B. Khai thác nhiên liệu.

C. Chế biến gỗ, lâm sản.

D. Chế biến lương thực thực phẩm.

Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết ngành chế biến đường, sữa, bánh kẹo thuộc ngành công nghiệp trọng điểm nào?

A. Công nghiệp điện.     

B. Công nghiệp khai thác nhiên liệu.

C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

D. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

Câu 7. Những khoáng sản nào là cơ sở nhiên liệu để phát triển ngành công nghiệp năng lượng nước ta?

A. Sắt, mangan.

B. Than, dầu khí.

C. Apatít, pirít.

D. Sét, đá vôi.

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô nhỏ?

A. Hải Phòng.

B. Nam Định.

C. Mộc Châu.

D. Sơn La.

Câu 9. Công nghiệp năng lượng bao gồm các ngành:

A. Khai thác than đá, dầu mỏ và khí đốt.

B. Khai thác nguyên nhiên liệu và điện lực.

C. Thủy điện, nhiệt điện và điện nguyên tử.

D. Khai thác nguyên nhiên liệu than và dầu.

Câu 10. Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc nước ta là

A. dầu.

B. than.

C. gỗ.

D. khí tự nhiên.

Câu 11. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm bao gồm

A. chế biến các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy hải sản.

B. chế biến các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm và hàng năm.

C. chế biến các sản phẩm từ thịt, trứng và sữa.

D. chế biến đường mía, nước ngọt và rượu bia.

Câu 12. Giá trị sản xuất công nghiệp nước ta tập trung chủ yếu ở vùng

A. Đông Nam Bộ.

B. Tây nguyên.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 13. Các yếu tố đầu ra của ngành công nghiệp là

A.    dân cư lao động, thị trường

B. chính sách, thị trường

C. cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng

D. khoáng sản, thủy năng

Câu 14. Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là

A. địa hình

B. khí hậu

C. vị trí địa lí

D. khoáng sản

Câu 15. Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tự nhiên của ngành công nghiệp?

A. Lao động, thị trường

B. Tài nguyên khoáng sản

C. Thủy năng của sông suối

D. Tài nguyên đất, nước, khí hậu

Câu 16. Ngành công nghiệp trọng điểm nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta hiện nay?

A. Điện lực.

B. Hóa chất.

C. Sản xuất vật liệu xây dựng.

D. Chế biến lương thực, thực phẩm.

Câu 17. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?

A. Kinh tế - xã hội.

B. Dân cư – xã hội.

C. Tài nguyên khoáng sản.

D. Dân cư và nguồn lao động.

Câu 18. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam chủ yếu là do

A. xa các nguồn nhiên liệu than.                      

B. xây dựng đòi hỏi vốn lớn hơn.

C. ít nhu cầu về điện hơn phía Bắc.                 

D. gây ô nhiễm môi trường.

Câu 19. Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là

A. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.   

B. dọc theo duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng.                                                                

D. Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ.

Câu 20. Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

A. Năng lượng.                                        

B. Chế biến lương thực, thực phẩm.

C. Sản xuất hàng tiêu dùng.                              

D. Luyện kim.

Câu 21. Ngành nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp nước ta?

A. Sản xuất hàng tiêu dùng.

B. Khai thác nhiên liệu.

C. Chế biến lương thực thực phẩm.

D. Cơ khí điện tử.

Câu 22. Hai vùng tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là

A. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên.

Câu 23. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng trên sông nào?

A. Sông Lô.

B. Sông Chảy.

C. Sông Hồng.

D. Sông Đà.

Câu 24. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trong các nhà máy sau đâu là nhà máy thủy điện?

A. Thác Mơ.

B. Phú Mĩ.

C. Thủ Đức.

D. Bà Rịa.

Câu 25. Cơ sở nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chủ yếu là

A. khí đốt.

B. than đá.

C. dầu điezen.

D. dầu mỏ.


Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://diali.dvtuan.com/

Mới hơn Cũ hơn

QC

QC